Kông Chro ưu tiên đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, kinh tế-xã hội khu vực này có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.
Trên địa bàn huyện Kông Chro hiện có 11 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, tỷ lệ người DTTS chiếm khoảng 65% dân số toàn huyện, chủ yếu là người Bahnar và Jrai. Đời sống kinh tế của phần lớn người dân các thôn, làng DTTS còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Trong những năm qua, huyện Kông Chro đã nỗ lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của đồng bào DTTS; triển khai nhiều chương trình, dự án giúp người dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, từng bước giảm nghèo. Riêng năm 2019, huyện đã đầu tư hơn 16,5 tỷ đồng để hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng DTTS.  Cụ thể, huyện đã giao các đơn vị, chính quyền địa phương triển khai làm 18 tuyến đường giao thông nông thôn, 2 công trình phục vụ công tác giáo dục vùng khó và 1 nhà văn hóa cộng đồng.
Hệ thống đường giao thông ở vùng DTTS huyện Kông Chro ngày càng hoàn thiện. Ảnh: Q.T
Hệ thống đường giao thông ở vùng DTTS huyện Kông Chro ngày càng hoàn thiện. Ảnh: Q.T
Một trong những công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2019 đem lại niềm vui, cơ hội phát triển cho vùng DTTS là tuyến đường huyết mạch nối từ ngã ba đường Trường Sơn Đông vào trung tâm xã Đak Pơ Pho. Anh Đinh Bên (làng Cúc Mối, xã Đak Pơ Pho) cho biết: “Trước đây, tuyến đường xuống cấp gây khó khăn trong đi lại cũng như vận chuyển nông sản nên sản phẩm làm ra không bán được hoặc bán với giá thấp. Vì thế, cuộc sống của bà con gặp rất nhiều khó khăn, cái nghèo cứ đeo bám quanh năm. Từ khi con đường được Nhà nước đầu tư thảm bê tông rộng rãi, việc đi lại thuận lợi hơn, nông sản bán được giá hơn. Đời sống dân làng mình ngày càng được cải thiện”.
Bên cạnh tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, huyện Kông Chro đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển sản xuất. Giai đoạn 2017-2019, thông qua các chương trình, dự án, huyện đã hỗ trợ 1.382 con bò giống và cây giống, phân bón với tổng kinh phí hơn 42 tỷ đồng giúp người dân phát triển sản xuất. Các ngành, địa phương của huyện cũng đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Ông Đinh Hôk phấn khởi khi được nhà nước hỗ trợ bò đực giống để lai cải tạo đàn bò. Ảnh: Q.T
Ông Đinh Hôk phấn khởi khi được nhà nước hỗ trợ bò đực giống để lai cải tạo đàn bò. Ảnh: Q.T
Nhờ chí thú làm ăn cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước mà đời sống của gia đình ông Đinh Hôk (làng Châu, xã Chư Krêy) được cải thiện đáng kể. Ông Hôk cho hay: “Trước đây, cuộc sống của gia đình mình gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu đất sản xuất. Nhờ được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, mình tận dụng diện tích trong vườn nhà để trồng cỏ nuôi bò. Năm 2018, gia đình mình còn được Nhà nước hỗ trợ 1 con bò giống để lai cải tạo đàn bò cỏ. Từ đó, bê con sinh ra to hơn, bán được giá cao hơn từ 5 đến 10 triệu đồng/con so với bò cỏ địa phương. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình mình cũng được cải thiện, không còn đói nghèo như trước”.
Trao đổi với P.V, ông Vũ Đức Thịnh-Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Kông Chro-cho biết: Nhờ sự quan tâm đầu tư của các cấp cùng với ý thức vươn lên của người dân mà đời sống kinh tế vùng DTTS đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS vẫn còn cao. Đến cuối năm 2019, toàn huyện còn 2.735 hộ nghèo (chiếm hơn 23%), trong đó, hộ nghèo người DTTS chiếm 97,33%. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư để từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo động lực cho đồng bào DTTS vươn lên phát triển kinh tế. Đồng thời, huyện tiếp tục dành nguồn vốn đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm tạo thuận lợi cho các hộ đồng bào DTTS nghèo có điều kiện thoát nghèo.
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.