Mùa lá trút

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi thường ngắm cây ở những con đường đến trường vào mùa cây trút lá. Những cành cây gầy guộc trơ mình dưới trời xanh và cao thăm thẳm nó khiến tôi không khỏi xao xuyến, bồi hồi.
Công viên Diên Hồng những ngày đầu năm được khoác lên chiếc áo mới xinh tươi. Nhưng ấn tượng hơn cả với tôi là thảm lá dày đã phủ kín bãi cỏ và lối đi. Công viên Diên Hồng là điểm đến thường xuyên của mẹ con tôi nhưng chưa bao giờ tôi được chứng kiến cảnh sắc đặc biệt ấy. Tôi hỏi một chị lao công, chị luýnh quýnh giải thích: “Chúng tôi bận quá, để hai ba hôm nữa mới dọn sạch được, mà chưa có năm nào lá rụng dày như vầy”. Tôi nói: “Không không, trong mắt tôi, công viên hôm nay đẹp quá, đẹp vì lá phủ kín đường đi, chưa khi nào đến công viên mà tôi được chứng kiến cảnh này”. Lá rụng thành lớp dày, dưới bước chân của mình tôi nghe những tiếng rạt rào, xột xoạt kèm với tiếng gió nhẹ đùa vui. Lá vẫn tiếp tục rụng xuống theo làn gió, trên cây, đàn chim lích rích chuyền qua những tán cây ối đỏ. Tôi như lạc vào một khu rừng nhỏ yên tĩnh mà ở đó, lâu quá chưa có ai đặt chân ghé đến.
Không chỉ tôi mà hai con nhỏ của tôi cũng òa lên thích thú. Đứa em cúi xuống nhặt những chiếc lá mới rụng còn ươm sắc đỏ, gộp lại thành bông hoa rồi nói con tặng mẹ. Anh trai lớn hơn thì rủ em gái nhặt những chiếc lá lành lặn, cho vào túi ni lông đem về trang trí. Các con như vỡ òa niềm vui: “Chưa bao giờ thấy lá rụng nhiều vầy á mẹ, đẹp quá”. Thấy mấy mẹ con thích thú với thảm lá dày, các chị lao công cởi mở hơn bắt chuyện bảo rằng: “Lúc nãy nghe chị hỏi, em sợ chị chê công viên nhếch nhác”. Tôi cười và đáp: “Có lẽ mỗi người nhìn thấy một nét đẹp riêng. Tôi thích sự tự nhiên, không tỉa vẽ”. Vậy mà tôi vẫn mong con người hãy giữ lại những thứ thuần tự nhiên nhất của rừng cây. Vì sinh vật nào cũng cần tự do, kể cả cây cối, nếu không tin, bạn thử bứng chậu hoa mai, hoa hồng ra đất trồng mà xem. Cây không bị bó rễ, lượm lặt nắng trời, vi chất, từ đó sẽ nẩy lộc đâm chồi rộ vào một sáng mùa xuân.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Tôi thường ngắm cây ở những con đường đến trường vào mùa rừng cao su trút lá. Những cành cây gầy guộc trơ mình dưới trời xanh và cao thăm thẳm nó khiến tôi không khỏi bồi hồi. Rồi khoảng sau, cây đâm chồi, lộc non tua tủa mọc ra cũng dưới nền trời xanh biêng biêng ấy. Những mầm non vươn lên dưới ánh trời chiều nhuốm màu cam cam, đo đỏ, để rồi ít hôm nảy lá xanh tươi. Chứng kiến sự phát triển của phố, sự thay đổi của cây mà tôi cũng xốn xang theo vòng xoay của đất trời. Tôi thích hàng cây dầu già ở phía đường Phạm Văn Đồng (TP. Pleiku). Ngày đầu xuân, cây trở mình lột những mảng non non, vo tròn rụng xuống đường, hay cây chò phía đường Huỳnh Thúc Kháng-Lý Thái Tổ, rụng những quả có đầu tròn cắm hay cánh mỏng làm người đi đường không khỏi ngẩn ngơ.
Cũng như nhiều người khác sống ở vùng đất này, tôi dành tình yêu đặc biệt cho Pleiku, vùng đất đã cưu mang và nuôi dưỡng tôi. Và tôi yêu tất cả những gì thuộc về nó, từ món ăn đến cảnh vật cây cỏ. Vậy nên, chỉ nhìn những hàng cây trơ mình trút lá thay áo mới những ngày đầu năm, tôi không khỏi xao xuyến. Và, tôi vội lưu giữ khoảnh khắc này bằng cách bấm máy chụp vài kiểu hình, bổ sung cho bộ ảnh về Phố núi thân thương.
TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...