Dã quỳ ngày bão rớt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cuối tháng 10 hàng năm, dã quỳ đã chúm chím nụ sẵn sàng khoe sắc vàng từ lác đác rồi rộ nở vào trung tuần tháng 11. Tây Nguyên đẹp nhất thời điểm này trong cái lạnh đã sắc lắm rồi.
Được người Pháp mang đến từ Nam Mỹ, dã quỳ được họ gieo trồng trên đất canh tác của các đồn điền ở Tây Nguyên với mục đích cải tạo thổ nhưỡng và làm phân xanh tại chỗ. Theo năm tháng, dã quỳ đã trở thành một loài cây đặc trưng của Tây Nguyên, sức sống mãnh liệt và khả năng phát triển nhanh đã cho Gia Lai nói riêng và nhiều vùng khác ở Tây Nguyên cảnh quan tuyệt vời vào mỗi đợt giao mùa, đón cái lạnh đầu đông: những cánh đồng, những sườn đồi ngợp sắc vàng.
Tôi cũng bị loài hoa này mê hoặc và không ít lần thơ thẩn đến Hàm Rồng, ở đó có thông, có dã quỳ trong sương mù dâng lên từ đất tự trong đêm. Tôi thích gọi đó là hoa báo đông bởi khi hoa đã nở thì muốn hay không muốn, đất trời Pleiku phải trở lạnh.
Khi về ngụ cư tại một khu ngoại ô, dù quanh quẩn đường đi lối lại cũng vàng một màu hoa ấy mỗi độ đông về, nhưng vẫn cố giâm cành, trồng khá nhiều dã quỳ quanh nhà chỉ vì muốn hoa về sát cạnh mình hơn. Một nhà thơ nổi tiếng khi trở lại Phố núi sau mấy mươi năm xa xứ từng tâm sự: “Có lẽ màu vàng rực rỡ của dã quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku?”.
Hoa dã quỳ. Ảnh: Thái Bình
Hoa dã quỳ. Ảnh: Thái Bình
Ngồi uống cà phê dưới hiên nhà, chiều buông nhẹ cùng cái se lạnh, tôi nhìn hàng dã quỳ vừa chớm nụ đã trở nên xơ xác bởi bão số 9 mà xót lòng. Có thể năm nay, dã quỳ không phô diễn hết cái rực rỡ vốn có, bạn bè đến thăm nhà tôi không có những tấm ảnh check-in đẹp nhất với dã quỳ. Cộng thêm vài cây thông dày công chăm sóc mấy năm trời gãy cành đứt ngọn, với cái ích kỷ cố hữu của con người thì cũng có thể xem đó là thiệt hại cá nhân vì bão.
Nhưng rồi suy tư ấy trở nên bé nhỏ khi tôi biết về những thiệt hại mà thiên tai gây ra tại miền Trung thân yêu. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế rồi Quảng Nam, Quảng Ngãi... những nơi bão dữ càn quét chính diện, dân mình không còn kịp để than thở. Khúc ruột đầu sóng ngọn gió nơi mà “trời hành cơn lụt mỗi năm” như một định mệnh, mùa này có bao nhiêu lần lũ lên, lũ xuống, câu trả lời còn ở phía trước với vài cơn bão nữa thật khó đoán định. Theo dự báo của cơ quan khí tượng cho thấy thiên tai vẫn chưa dừng lại trong năm nay.
Những ngày qua, nhiều câu chuyện như cổ tích về lòng tương thân tương ái đã làm xao động lòng người. Truyền thống lá lành đùm lá rách làm cho dân Việt chia sẻ cho khúc ruột miền Trung gần như phản xạ không điều kiện. Người Pleiku cũng tích cực quyên góp bằng mọi hình thức và đã có nhiều chuyến xe chở vật phẩm ra trực tiếp ngoài ấy.
May mắn khi cơn bão số 10 đã yếu đi rất nhiều khi vào đất liền, cơn bão số 11 có hướng đi không hăm dọa trực tiếp nơi ấy nữa, nhưng không thể nói trước được điều gì khi kế tiếp là một áp thấp sẽ hình thành ngay trên Biển Đông vào thời gian sắp tới.
Miền Trung ơi! Kiên cường nhé! Và ngẩng cao đầu trước thực tại khó khăn, như bạt ngàn dã quỳ của Tây Nguyên vẫn đang vươn mình khoe sắc, sau cơn bão rớt đầu đông.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.