Bóng mát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi trời vào hạ, đám trẻ con được nghỉ hè thường lang thang hỏi nhau cây này là cây gì rồi tranh cãi về việc quả của nó ăn có vị ra sao. Chúng đi dang nắng cho đến khi da đen cháy thì hình như trời cũng dịu nắng. Thế là sang thu tự lúc nào không hay. Chúng cứ thế lớn thêm lên.
Tháng 6 như cái chảo rang đặt trên bếp mà ai đó bỏ quên để lửa cứ bùng lên dữ dội. Đang lỡ độ đường gặp được bóng cây như người trên sa mạc gặp hố nước, người ta ngước lên quên cả việc cây đó cho quả ngon hay không mà chỉ băn khoăn ai đã trồng cây này. Rồi tự hỏi, hình như mình chưa từng đào hố, vun gốc, tưới nước được cho một cái cây nào. Hóa ra cây bao năm vẫn đứng đó mà tự lớn lên, cái bóng mát thì như từ trên trời rơi xuống.
Mùa hạ, cây cối còn làm dậy lên tình yêu thương đối với muôn vàn điều bé nhỏ khác. Cũng là tiếng chim chào mào bạn trưa, nhưng giữa mùa hè oi bức, tiếng chim nơi nách lá cứ như để trả ơn cho những chiếc lá đang trần mình chắn nắng. Tiếng chim ấy như những giọt nước trong mát làm xanh lại lá cành. Hẳn là ai trồng cây cũng như gieo được tiếng chim, làm người khách tha hương thấy tỉnh táo. Bóng cây lớn bao bọc những cây bé, như cánh gà mẹ che cho đàn con. Bóng cây che cho con đường nhựa khỏi bong tróc để người xe qua lại… Nhưng có ai ngờ rằng nó còn làm dịu mát cả ký ức tuổi thơ. Bởi thế, có người đi làm ăn xa, giờ đã phương trưởng nhưng vẫn thèm cái bóng mát của bóng cây vườn nhà. Phải chăng, với họ, bóng cây như một dòng sữa ngọt!
 Ảnh minh họa (nguồn: INTERNET)
Ảnh minh họa (nguồn: INTERNET)
Một ngày, đồi được bạt thấp xuống, đất được san phẳng, những ngôi nhà mọc lên ven phố. Những chú chim đôi lúc chẳng biết sà vào đâu, đành từ trên cao đậu xuống cột điện, xuống đường bê tông. Người ta lại xôn xao hỏi nhau: Làm sao để có bóng mát? Cây cối đã lùi xa con người vì họ đã đánh đổi phần lớn cuộc đời để có một căn nhà to đẹp. Hóa ra, từ lúc biết cầm sợi thừng buộc con trâu vào gốc cây cho đến lúc biết đi thật xa, được trông thật rộng, ta lại trở về loay hoay dưới những bóng cây. Cái cây là một phần cuộc đời, buộc ta phải đánh đổi để có nó, còn bóng mát là sự thức tỉnh trong mỗi con người chăng?
Mùa hạ này như đến sớm hơn, nắng đổ vàng trên đồng bãi, non ngàn. Việc của nắng là thế, việc của cây là chẳng đợi đến khi ta tưới mát, vun xới mà cứ xanh mát, xòe bóng như một lẽ tự nhiên. Dường như, cái cây nào cũng được mọc lên từ mầm thiện, nứt ra từ hạt cứng biết kiên trì nhẫn nại hút tinh túy của đất trời để mà đem lại niềm vui đến cho mỗi chúng ta. Chuyện của bóng mát giản đơn như thế mà sao lại vô cùng sâu sắc với mỗi con người hôm nay.
BÙI VIỆT PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...