Những mùa thu ký ức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tôi đã từng rất mê mùa thu Hà Nội. Đó là một mùa ngạt ngào hương hoa sữa bay dọc phố phường. Là mùa của cốm xanh, sấu chín và gánh hàng rong chở muôn vạn cánh hoa về ngang phố. Người ta vẫn bảo quê hương tôi chẳng có sắc thu nào rõ rệt như thế cả, xứ sở cao nguyên này chỉ quen hai mùa mưa nắng. Nếu thế thật thì rõ là có phần đơn điệu. Nhưng càng trưởng thành, tôi càng nhận ra mùa thu trong ký ức của mỗi người đâu chỉ có “lá vàng thưa thớt quá”, đâu chỉ là “hương ổi phả vào trong gió se”…
Dù chưa tạm biệt hẳn mùa hè nhưng những ngày này cho tôi cái cớ để nghĩ về mùa thu. Đã mong đợi từ rất lâu! Vẫn nhớ cái ngấp nghé chờ đến đêm rằm tháng 8 để được trông trăng phá cỗ. Năm nào cũng háo hức cầu trời đừng mưa nhưng trời… cứ mưa. Thế là lũ trẻ con chúng tôi dù chẳng gặp được chú Cuội, chị Hằng vẫn cầm đèn ông sao, đèn cá chép… đi ra đi vào trong con hẻm nhỏ với cái dáng vẻ thất thểu đến buồn cười. Ngọn nến thắp trong khung đèn cứ vừa thổi lên lại chợt tắt lịm đi vì lạnh. Đến giờ, tôi mới hiểu có một mùa thu trong ký ức của mình đã bị ai “đánh cắp” vầng trăng…
 Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương
Mùa thu sẽ không trọn vẹn nếu thiếu đi niềm vui tựu trường. Có lẽ vì hè sôi động nhưng dài lâu quá khiến cho nỗi nhớ trường, nhớ lớp, nhớ thầy cô, bè bạn dù nói không thành lời mà luôn hiện hữu. Tôi vẫn thường mỉm cười khi nghĩ về hình ảnh của chính mình trong cái nắng hiếm hoi của mùa thu tháng 8. Đó là bóng dáng cô bé con hăm hở bước vào lễ khai trường, hai bàn tay nhỏ xíu vừa ôm khư khư tập vở vừa huơ huơ trên tay lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy màu và chùm bóng bay lơ thơ mà bố đã hì hụi thổi cho đêm qua. Lòng nơm nớp lo sợ bạn nào giật lấy hoặc chẳng may bị gió cuốn đi. Đó là một khoảnh khắc chẳng thể nào quên lãng trong tôi, trong ngăn kéo mang tên kỷ niệm tuổi thơ rất mực êm đềm.
Tôi gọi mùa thu Phố núi là mùa thu có mưa bay. Mưa những chiều nặng hạt. Bên tách cà phê ấm, chẳng thể phân biệt ngọn gió đã vào thu hay còn hạ. Chỉ thắc mắc cớ làm sao người ta cứ gắn mùa thu cho nắng vàng hoa cúc. Riêng tôi thích gắn mùa thu cho hoài niệm. Tôi vẫn thường nghĩ: Có đôi khi, con người ta sống bằng hoài niệm nhiều hơn là sống thực trên đời. Và mùa thu là câu chuyện của nỗi nhớ-những nỗi nhớ vụn vặt được gói ghém cẩn thận trong tim. Tôi biết mình đã trải hai mươi mấy mùa thu để trưởng thành, để dần rắn rỏi và để hiểu được rằng một mùa thu đi qua và còn lưu lại trong ký ức của mỗi người đâu chỉ có “cuối trời mây trắng bay”…
Thạch Thảo

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...