Hai anh em mê... tượng gỗ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sinh ra và lớn lên ở làng Chuét 2 (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku), 2 anh em Ksor Khoa (24 tuổi) và Ksor Trọng (22 tuổi) đều đam mê và dành tâm huyết theo đuổi nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Khoa học hết lớp 9 phải nghỉ ở nhà phụ giúp cha mẹ làm nông. Sau đó, Khoa trúng tuyển và tham gia nghĩa vụ quân sự tại Trung đoàn 24 (Sư đoàn 10, Quân đoàn 3). Năm 2014, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh trở về địa phương và được tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng chi hội Cựu chiến binh làng Chuét 2. “Trở về làng, mình có nhiều thời gian để tìm hiểu và theo học nghề tạc tượng dân gian vốn yêu thích từ lâu”-Khoa tâm sự.
    Ksor Khoa đang trình diễn tạc tượng tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018. Ảnh:  Hải Lê
Ksor Khoa đang trình diễn tạc tượng tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018. Ảnh: Hải Lê
Khi mới bước vào học tạc tượng gỗ dân gian Jrai, Khoa quan sát nhiều bức tượng khác nhau, từ đó đúc rút ra những nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật tạo hình tượng gỗ. Anh cũng tìm đến những người tạc tượng giỏi để học hỏi thêm. Nhờ đam mê và có năng khiếu, Khoa tiếp thu rất nhanh. Chỉ sau một thời gian ngắn luyện rèn, các bức tượng do Khoa tạc mỗi ngày một lên tay. Ông Ksor Đức-cậu họ của Khoa-nhận ra nét tài hoa của người cháu và động viên Khoa theo đuổi. Cũng nhờ sự giúp đỡ của cậu, Khoa đã may mắn nhận được đơn đặt hàng tạc tượng cho Bảo tàng Tượng gỗ tại Khu Du lịch làng Cù Lần (xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng). “Khi có đơn đặt hàng, mình thực sự rất bất ngờ vì chẳng những được thỏa đam mê mà còn có thể dựa vào nghề học được để kiếm sống”-Khoa vui vẻ chia sẻ.
 
Anh Đặng Văn Trưởng-cán bộ Văn hóa-Xã hội phường Thắng Lợi: “Khoa và Trọng là những nhân tố tích cực góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa của cộng đồng. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho các em phát triển năng lực cũng như khuyến khích nhân rộng để góp phần xây dựng một thế hệ kế thừa, nối tiếp việc gìn giữ tinh hoa của văn hóa truyền thống ngay tại địa phương”.

Cũng như anh trai, người em là Ksor Trọng cũng sớm đam mê môn nghệ thuật tạo hình truyền thống của dân tộc. Trọng nắm bắt kỹ thuật tạc tượng gỗ khá nhanh, đường nét biểu cảm không kém. Hơn 3 năm kể từ khi chính thức bắt tay tạc tượng, Khoa và Trọng đã cùng nhau tạo nên hàng trăm bức tượng gỗ lớn nhỏ. Tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018, Khoa và Trọng được lựa chọn là đại diện cho TP. Pleiku tham gia trình diễn tạc tượng. Các bức tượng của 2 anh em đều được đánh giá cao về tính thẩm mỹ. “Đứng trước một khúc gỗ, người tạc tượng sẽ suy nghĩ, mường tượng và hình thành ý đồ phù hợp để thực hiện. Tạc tượng gỗ dân gian khó nhất là tạo nét biểu cảm cho khuôn mặt nhân vật, đặc biệt là đôi mắt. Khi quan sát, chiêm ngưỡng một bức tượng gỗ thì chính biểu cảm khuôn mặt và dáng vẻ tượng sẽ thể hiện cho ta thấy điều mà người tạc tượng muốn lột tả”-Khoa tâm sự.
Chàng trai 26 tuổi này cũng chia sẻ: Mong muốn gìn giữ nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian của dân tộc mình chính là điều thôi thúc anh theo đuổi đam mê. Bởi những người biết tạc tượng giỏi trong làng hầu hết đã già, trong khi thanh niên không mấy ai để tâm tới. Nói về dự định tương lai, Khoa không ngại ngần chia sẻ: “Mình còn trẻ nên còn phải học hỏi rất nhiều mới có thể làm tốt, làm giỏi. May mắn là bố mẹ đều ủng hộ, địa phương cũng quan tâm, động viên. Đặc biệt, có 2 anh em cùng song hành, hỗ trợ nhau thì sẽ tiến bộ nhanh hơn”.
Đánh giá về khả năng tạc tượng của 2 anh em Khoa và Trọng, ông Dăk-già làng Chuét 2-trìu mến nói: “Thấy 2 anh em nó còn trẻ mà đam mê theo đuổi nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian truyền thống, dân làng mừng lắm. Mình động viên 2 đứa nhiều, rằng hành trình còn nhiều khó khăn, không ai giỏi ngay được mà phải rèn luyện nhiều mới làm tốt. Có những người như Khoa, Trọng thì nghệ thuật truyền thống của cha ông mới được duy trì, gìn giữ và phát huy”.
 Hải Lê

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.