Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề, thi thợ giỏi" ở Binh đoàn 15

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đại tá Hoàng Sỹ Chung-Phó Tư lệnh Binh đoàn 15-cho biết: Cấp ủy, chỉ huy các cấp đã thực hiện nghiêm kế hoạch, tập trung lãnh đạo có hiệu quả phong trào “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” tạo khí thế thi đua sôi nổi ngay từ đầu mùa cạo.
Chúng tôi có mặt tại Công ty TNHH một thành viên 715 (Binh đoàn 15) khi đơn vị đang tổ chức Hội thi thợ khai thác mủ cao su giỏi năm 2020. Tham gia hội thi có 52 tuyển thủ. Trải qua 4 phần thi: dụng cụ, lý thuyết, thực hành và tốc độ, tuyển thủ Nguyễn Trọng Báo (Đội sản xuất số 2) đã đạt danh hiệu "Bàn tay vàng".
Anh Báo chia sẻ: "Luyện tay nghề, thi thợ giỏi" là việc làm thường xuyên được đơn vị chú trọng. Muốn đạt năng suất, chất lượng cao thì người thợ phải có kinh nghiệm và kỹ thuật cạo mủ, để khi cạo không bị hao dăm, đường cạo chuẩn và cho ra nhiều mủ. Vì vậy, tôi thường xuyên luyện tập cách cạo, cạo tốt thì thu nhập nâng cao, đảm bảo chi phí trang trải cuộc sống gia đình và đóng góp công sức của mình cho Công ty".
Binh đoàn 15 thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới. Đơn vị hiện đang quản lý hơn 40.000 ha cao su, trong đó, gần 22.000 ha cao su kinh doanh, giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động.
Những năm qua, để nâng cao đời sống người lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, Binh đoàn đã tập trung nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân khai thác mủ, nhất là công nhân người dân tộc thiểu số. Chỉ tính trong 2 năm 2019 và 2020, Binh đoàn đã đào tạo mới 1.546 lượt thợ và đào tạo lại 2.588 lượt thợ. Trong số hơn 10.000 thợ khai thác mủ của đơn vị, người dân tộc thiểu số tại chỗ ở Việt Nam là 4.770 thợ (chiếm 45,64%), tại Lào 321 thợ, tại Campuchia 182 thợ.
Công nhân Công ty 715 (Binh đoàn 15) tham gia Hội thi thợ khai thác mủ cao su giỏi. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Công nhân Công ty 715 (Binh đoàn 15) tham gia Hội thi thợ khai thác mủ cao su giỏi. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Trao đổi với chúng tôi về hiệu quả phong trào “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, Đại tá Hoàng Sỹ Chung-Phó Tư lệnh Binh đoàn 15-cho biết: Cấp ủy, chỉ huy các cấp đã thực hiện nghiêm kế hoạch, tập trung lãnh đạo có hiệu quả phong trào “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” tạo khí thế thi đua sôi nổi ngay từ đầu mùa cạo. Với phương châm “Mỗi ngày cạo là một ngày luyện tay nghề” lấy khâu tự luyện là chủ yếu, yếu khâu nào luyện khâu đó, tạo điều kiện tốt nhất cho người thợ thường xuyên được rèn luyện tay nghề trên chính vườn cây nhận khoán.
Phong trào thi đua đã làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và tay nghề của công nhân trước những đòi hỏi ngày càng cao của việc thực hiện quy trình kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khai thác mủ. Để phong trào đạt hiệu quả cao, các công ty đã tổ chức hội thi “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” ở từng đội sản xuất. Qua đó, có 1.179 thợ đạt loại xuất sắc, 2.736 thợ đạt loại giỏi.
Các tuyển thủ Chi nhánh Công ty 75, Binh đoàn 15 thực hiện phần thi lý thuyết
Các tuyển thủ Chi nhánh Công ty 75 (Binh đoàn 15) thực hiện phần thi lý thuyết. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Qua nhiều năm được rèn luyện, đội ngũ công nhân lành nghề của Binh đoàn ngày càng tăng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực toàn đơn vị.
Trao đổi thêm với P.V, Phó Tư lệnh Binh đoàn 15 nhấn mạnh: “Qua theo dõi hội thi cấp công ty, chúng tôi nhận thấy, có 31 thợ giỏi đạt điểm tối đa 100/100 điểm, có nhiều thợ là người dân tộc thiểu số đạt danh hiệu “Bàn tay vàng” và giải nhất với số điểm tối đa. Đây là lực lượng góp phần giúp đơn vị duy trì sản xuất ổn định. Khi hiệu quả sản xuất, kinh doanh được nâng lên, Binh đoàn sẽ có thêm nhiều đóng góp tích cực vào công tác phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo quốc phòng-an ninh trên địa bàn đứng chân”.
VĨNH HOÀNG

Có thể bạn quan tâm

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

(GLO)-

Ngày 25 và 26-4, tại sân vận động xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) diễn ra hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cơ hội để người dân giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm của địa phương.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.