Giúp thanh niên nông thôn làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để khởi nghiệp thành công, ngoài vốn thì thanh niên phải am hiểu về kỹ thuật, thị trường, kỹ năng ngoại giao, kỹ năng bán hàng, tìm đại lý phân phối...

Anh Chí Cường (thứ 2 từ trái sang), thanh niên khởi nghiệp tại xã Đoàn Kết, thu hoạch bơ sáp Mã Dưỡng. ẢNH: TR.T.M
Anh Chí Cường (thứ 2 từ trái sang), thanh niên khởi nghiệp tại xã Đoàn Kết, thu hoạch bơ sáp Mã Dưỡng. ẢNH: TR.T.M
Đó là vấn đề mà nhiều thanh niên bắt đầu khởi nghiệp tại các vùng nông thôn Bình Phước hiện nay đang còn bỡ ngỡ và chưa nắm bắt được.
Lúc khởi nghiệp, hầu hết thanh niên đều dựa vào phát triển kinh tế nông nghiệp, làm chung với gia đình, hoặc được gia đình hỗ trợ, tuy nhiên, số đó không nhiều. Riêng với các bạn điều kiện khó khăn, thì cái khó nhất là tiếp cận nguồn vốn, nếu có thì chỉ từ 5 - 10 triệu đồng do tổ chức Đoàn hỗ trợ.
Điển hình khi chúng tôi vào thăm vườn bơ sáp Mã Dưỡng và mít thái siêu sớm của anh Nguyễn Chí Cường, thanh niên khởi nghiệp tại xã Đoàn Kết (H.Bù Đăng) đều nhận thấy một vấn đề mà hầu hết thanh niên bắt đầu khởi nghiệp đều gặp phải, đó chính là kỹ thuật chăm sóc cho cây và đầu ra ổn định cho sản phẩm… Hầu hết các quả bơ trong vườn chất lượng không cao và mẫu mã không đạt so với thị hiếu chung của người mua, dẫn giá thành của sản phẩm thấp, không đảm bảo thu nhập và công sức đầu tư của anh và gia đình.
Với diện tích đất 1,7 ha trồng xen canh bơ sáp Mã Dưỡng và mít thái siêu sớm, toàn bộ quy trình chăm sóc sử dụng 100% các chất hữu cơ, không sử dụng hóa chất, đã cho thu hoạch 2 năm qua, mỗi năm trừ chi phí thuê công làm cỏ và chăm sóc gia đình anh thu về chỉ được 30 triệu đồng. Hiện nay, vườn bơ và mít của anh Cường đang vào mùa thu hoạch nhưng giá bán ra cho thương lái rất thấp và không ổn định...
Bí thư Tỉnh đoàn Bình Phước Trần Quốc Duy cho biết sắp tới tỉnh Đoàn sẽ làm việc với các ngân hàng để có thể hỗ trợ về vốn một cách tốt hơn. Ngoài ra, cũng sẽ mở các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nông nghiệp giúp thanh niên, nhất là thanh niên người dân tộc thiểu số, đầu tư canh tác, tạo giá trị kinh tế cao hơn… Đặc biệt, tới đây sẽ tìm kiếm một số mô hình khởi nghiệp hay và tổ chức cho thanh niên tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Theo Trần Trà My (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.