Chàng trai 9X truyền tải 'Truyện Kiều' qua bài Tarot

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với mong muốn mang những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc đến gần hơn với các bạn trẻ, chàng trai 9X đã truyền tải nội dung Truyện Kiều qua bài Tarot.

  Võ Nam Du trong một sự kiện - ẢNH: NVCC
Võ Nam Du trong một sự kiện - ẢNH: NVCC


Võ Nam Du (24 tuổi, quê Bến Tre), từng là một học sinh chuyên sử nhưng lại theo đuổi ngành truyền thông. Đến năm 3 đại học, Du nhận ra mình cần làm một việc gì đó để vừa theo đuổi đam mê lịch sử, và mang nó đến gần với người trẻ hơn. Thế là tháng 1.2018, Nam Du cùng những người bạn của mình sáng lập ra Sử Talk. Sử Talk được hoạt động theo hình thức tổ chức sự kiện, mời chuyên gia đến để nói chuyện về lịch sử.

Học Kiều 6 tháng liên tục

Trong một lần tình cờ đọc được bài viết của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu “Triết lý Tarot và Truyện Kiều: Từ ngây thơ đến giới”, tình yêu dành cho những giá trị văn hóa trong Nam Du trổi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chàng trai 9X đã bỏ nhiều thời gian học hỏi nhiều tài liệu và tìm đến nhà nghiên cứu Nhật Chiêu “tầm sư học đạo”, quyết tâm mang công trình nghiên cứu từ trên giấy trở thành sản phẩm thực tế.


 

Những nhân vật, câu thơ trong truyện Kiều được thể hiện qua bài Tarot Kiều - ẢNH: Nguyễn Điền
Những nhân vật, câu thơ trong truyện Kiều được thể hiện qua bài Tarot Kiều - ẢNH: Nguyễn Điền



“Nhờ những buổi tầm sư học đạo thầy Nhật Chiêu mà mình hiểu hơn về Truyện Kiều, về tiếng Việt của thế kỷ 18, tất nhiên thầy là người gợi mở nhưng bản thân mình phải cố gắng rất nhiều. Mỗi ngày cố gắng hiểu một đoạn, học Kiều như vậy trong 6 tháng liên tục, cộng với 2 tháng tìm hiểu về bài Tarot…”.

Theo Nam Du, bài Tarot là cẩm nang chứa đựng triết lý về con người chứ không đơn giản là trò chơi hay công cụ bói toán. Việc kể Truyện Kiều thông qua Tarot sẽ đưa Truyện Kiều đến gần hơn với người trẻ. “Đây là công trình nghiên cứu tâm huyết của thầy Nhật Chiêu, thầy đã dày công kết hợp giới thiệu triết lý Tarot trong sự đối chiếu với Truyện Kiều, đây là một cách tiếp cận vô cùng độc đáo. Nhiệm vụ của mình là làm sao để công trình nghiên cứu ấy cho người trẻ có thể dễ dàng đón nhận. Thầy Nhật Chiêu là cố vấn chuyên môn, một bạn nữa là họa sĩ Tú Ngô là người vẽ và mình đóng vai trò kết nối, chuyển các phân đoạn trong truyện Kiều thành hình ảnh minh họa, viết sách hướng dẫn…” Nam Du chia sẻ.

Tarot Kiều là sản phẩm của văn hóa dân gian phương tây kết hợp với văn hóa Việt Nam. Đây là một sản phẩm hoàn toàn mới, có điểm thuận lợi là nó thừa hưởng hào quang mà Truyện Kiều đã xây dựng nên và tất nhiên cũng rất nhiều áp lực vì phải làm sao cho giới chuyên môn là những người có hiểu biết sâu về Tarot chấp nhận. Trong tương lai, Nam Du còn mong muốn mang Tarot Kiều đến với bạn bè quốc tế.

 


Theo nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, bài Tarot có thể được xem là kinh dịch của phương Tây, là một hệ thống hình ảnh mang tính tượng trưng, ban đầu là một trò chơi, sau đó được người ta sử dụng như một công cụ bói toán để khám phá, suy tư về cuộc đời, thế giới tâm hồn của con người. Hiện nay, Tarot đang rất phổ biến trên thế giới, nhưng ở Việt Nam còn chưa nhiều người biết đến, nhất là biết đến Tarot với tư cách là một cẩm nang chứa đựng triết lý về con người và cuộc đời chứ không phải đơn thuần chỉ là một trò chơi hay công cụ bói toán.

Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho biết việc vận dụng những tác phẩm văn học lớn trên thế giới để làm ra những bộ Tarot là chuyện hết sức bình thường góp phần tạo dựng đời sống tinh thần phong phú hơn. Dùng Truyện Kiều để tạo ra Tarot Kiều rất phù hợp vì nó là một tác phẩm tương đối ngắn gọn nhưng có tính khái quát sâu rộng cao về nhân sinh, về tư tưởng, tình cảm,…mà những tác phẩm khác còn nhiều hạn chế.

“Khi thực hiện công việc này theo sự góp ý giảng giải của tôi thì tôi thấy các bạn trẻ thực hiện khá tốt, không có những điểm bất ổn gượng gạo thường thấy ở những bộ Tarot thường thấy. Các bạn theo dõi rất sát sao bài viết của tôi cùng với tinh thần học hỏi một cách nghiêm túc, tôi tin Tarot Kiều sẽ là một sản phẩm mang vẻ đẹp linh hồn của Việt Nam được người trẻ đón nhận” nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho biết.


Theo NGUYỄN ĐIỀN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.