Sinh viên học gì ở trường có học phí đắt nhất nước Mỹ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Harvey Mudd College là đại học giảng dạy sinh viên theo hình thức giáo dục khai phóng. Đây là một trong số ít trường ở Mỹ mà sinh viên tốt nghiệp có thể đạt mức thu nhập cao hơn cả sinh viên của Đại học Harvard hay Stanford.

Harvey Mudd College là đại học có học phí đắt nhất ở Mỹ
Harvey Mudd College là đại học có học phí đắt nhất ở Mỹ


Harvey Mudd College có quy mô nhỏ, tọa lạc ở thành phố Claremont, bang California, Mỹ. Đây được đánh giá là trường đại học có học phí đắt nhất ở Mỹ, theo Business Insider.

Mỗi năm, sinh viên phải tiêu tốn ít nhất 72.000 USD (khoảng 1,6 tỉ đồng) cho các chi phí như học phí, thuê ký túc xá và một số lệ phí khác ở trường. Sau 4 năm theo học, sinh viên và gia đình phải chi gần 300.000 USD mới có được bằng cử nhân của Harvey Mudd College.

Quy mô của trường khá nhỏ, chỉ khoảng 800 sinh viên. Trường đào tạo các ngành như: cử nhân toán, vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ máy tính... Đây được xem là một trong những trường đạo tạo chuyên ngành khoa học kỹ thuật tốt nhất ở Mỹ.

Dù chương trình chính là đào tạo kiến thức các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật nhưng sinh viên Harvey Mudd College vẫn được học thêm những lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Đây là cách tiếp cận rất đặc trưng của giáo dục khai phóng mà trường áp dụng.

Theo số liệu của US News & World Report, mỗi năm khi xét tuyển, chỉ 13% số sinh viên nộp hồ sơ vào trường được nhận. Trường có 54% là nam sinh, 46% là nữ. Nhiều nữ sinh đã đạt thành tích học tập xuất sắc dù lĩnh vực công nghệ thường lợi thế của nam.

Harvey Mudd College thường xuyên nằm trong danh sách những trường có sinh viên kiếm được nhiều tiền nhất ở Mỹ sau 10 năm tốt nghiệp, thậm chí có lúc còn cao hơn cả những trường danh giá như Đại học Harvard hay Stanford.

Ngọc Quý (theo Thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.