Chàng trai Khmer vùng Bảy Núi khởi nghiệp với me chua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tốt nghiệp ngành sư phạm nhưng anh Chau Si Tha (35 tuổi, ngụ ấp Tô Hạ, xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang) lại rẽ hướng khởi nghiệp từ me chua.
Anh Tha kể, tốt nghiệp đại học sư phạm ngành giáo dục thể chất nhưng anh không đi dạy mà quyết định rẽ hướng làm kinh doanh. Nhận thấy địa phương có me mọc tự nhiên rất nhiều nhưng hầu hết người dân ít tận dụng để kiếm thêm thu nhập. Trong khi đó, tại nhiều chợ, me được bán hầu hết không rõ nguồn gốc, không thẩm mỹ và không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, anh quyết tâm nghiên cứu đưa ra thị trường sản phẩm me chua chất lượng, có bao bì, thương hiệu đàng hoàng.
 
Anh Tha sử dụng nguồn nguyên liệu me mọc dại từ thiên nhiên để chế biến ra sản phẩm chất lượng. Ảnh: Duy Tân
Anh Tha sử dụng nguồn nguyên liệu me mọc dại từ thiên nhiên để chế biến ra sản phẩm chất lượng. Ảnh: Duy Tân
Năm 2021, sau 2 năm miệt mài nghiên cứu, sản phẩm me chua tách vỏ Ori của anh Tha ra đời. Ưu điểm của sản phẩm là giữ lại gần như nguyên vẹn từ màu sắc, hình thái, mùi vị của me; đặc biệt là không sử dụng chất tạo màu, chất bảo quản, phụ gia.
Theo anh Tha, công đoạn khó nhất để làm ra sản phẩm là tách vỏ và phơi khô. Cả 2 khâu này đòi hỏi sự tỉ mỉ, nếu không thì me bị xây xước, mất hình dạng của trái. “Tôi mua 2 loại me, vừa chín tới hoặc đã chín khô trên cây. Đối với me vừa chín tới, khi mua về phải phơi 2 - 3 ngày, riêng me chín khô chỉ cần phơi 1 ngày là được. Sản phẩm có thể bảo quản nhiều tháng”, anh Tha chia sẻ.
Me chua tách vỏ chủ yếu được dùng nấu canh chua, làm nước giải khát hoặc ăn trực tiếp. Hiện sản phẩm được anh Tha bán ra thị trường với giá khoảng 55.000 đồng/hộp 100 gr. “Những đợt bán thử nghiệm, sản phẩm đã nhận được đánh giá tích cực. Hứa hẹn thời gian sắp đến khi sản phẩm tung ra thị trường sẽ được đón nhận, bởi hiện đã có nhiều khách hàng đặt mua với số lượng lớn”, anh Tha kỳ vọng.
Hiện anh Tha vẫn đang nghiên cứu để hoàn thiện tối ưu sản phẩm trước khi bán số lượng lớn ra thị trường. Việc này vừa giúp bà con nông dân có thêm thu nhập từ việc bán me, vừa đưa ra sản phẩm me có thương hiệu và chất lượng để người tiêu dùng an tâm.
Với ý tưởng đột phá, vừa qua, anh Tha giành giải khuyến khích Cuộc thi sáng tạo khởi nghiệp tỉnh An Giang lần 5 năm 2021. Hiện sản phẩm me chua tách vỏ đã nhận được sự hỗ trợ tư vấn hoàn thiện sản phẩm, kết nối đầu ra cho sản phẩm…
Theo Duy Tân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.