Chàng trai Củ Chi quyết tâm mang bánh tráng, phở Việt tới 42 quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
"Khi đi học ở Mỹ, nhiều lần tôi đi mấy cửa hàng thực phẩm châu Á, thấy có bánh tráng trên kệ mà ghi là made in Thái Lan. Theo tôi được biết thì Thái Lan không sản xuất bánh tráng mà nhập từ Việt Nam qua". Đó là chia sẻ của Lê Duy Toàn, CEO Duy Anh Foods.
 
Sinh ra tại làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi), cách trung tâm TP.HCM khoảng 30 km, nơi số hộ gia đình tiếp nối nghề truyền thống ngày càng thưa thớt. Lê Duy Toàn sang Mỹ du học, và ban đầu không có ý định quay trở về để tiếp nối nghề cha ông.
Trong ký ức của Toàn, làm bánh tráng truyền thống, cực khổ mà không có thu nhập tốt. "Mùa nắng thì bà con đỡ, chứ mùa mưa thì phải dòm trời buổi sáng xem có mây, có âm u không rồi mới dám làm. Nếu mưa mà lỡ phơi bánh tráng rồi thì xem như bỏ hết luôn", anh Duy Toàn chia sẻ.
Gia đình Duy Toàn mong muốn con trai học xong ở Mỹ, sẽ kiếm công việc ở công ty nước ngoài, không quay về với nghề truyền thống. Thế nhưng, "người tính không bằng trời tính", khi đi du học tại Mỹ, anh Duy Toàn hay lang thang ở các siêu chị dành cho người châu Á. Ở đó, anh thấy có bánh tráng trên kệ nhưng đều ghi nhãn "made in Thái Lan". Trong khi đó, theo anh được biết, Thái Lan không sản xuất bánh tráng mà nhập từ Việt Nam.
 
\\"Tôi nghĩ, sao mình không mang bánh tráng của ba mẹ mình làm qua Mỹ bán nhỉ", chàng thanh niên Củ Chi kể.
Và sau nhiều tháng trăn trở, suy nghĩ, Duy Toàn quyết định học xong sẽ trở về Việt Nam làm bánh tráng vì lý do "muốn có sản phẩm bánh tráng made in Việt Nam trên kệ siêu thị ở Mỹ".
Từ đó, Duy Toàn bắt đầu tìm hiểu, giữ mối liên hệ với những cửa hàng nơi mình làm phục vụ và dự định sau này sẽ đưa bánh tráng sang ký gửi.
Tốt nghiệp đại học, và ban đầu chưa dám "công khai" kế hoạch của mình. Anh nói với gia đình là sẽ về đầu quân cho một doanh nghiệp, nhưng âm thầm mang 3 sản phẩm chính từ xưởng sản xuất của gia đình, gồm bánh tránh, sợi bún và phở đi chào hàng, ký gửi tại nhiều siêu thị, cửa hàng từ Nam ra Bắc. Thời gian đầu, hiệu quả rất ít.
Sau đó không lâu, nhờ sự phát triển của du lịch, một cánh cửa mới bắt đầu mở ra với nghề sản xuất bánh tráng của gia đình anh. Có lần, một đoàn khách du lịch người Nhật Bản đến tham quan di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, rồi được giới thiệu về quy trình sản xuất bánh tráng tại vùng đất này. Khi trở về, mỗi du khách đều mang gói bánh tráng làm quà. Trong số đó, có một khách hàng đã liên hệ với gia đình anh và đặt vấn đề hợp tác, nhập khẩu bánh tráng vào Nhật Bản. 
Ban đầu, xưởng của anh Toàn gặp khó khăn trong việc đáp ứng các giấy chứng nhận tiêu chuẩn nhưng sau đó nhờ được hướng dẫn rất cụ thể. Từng bước từng bước dù gặp nhiều khó khăn về nhân sự, công nghệ, nguyên liệu, đầu ra cho sản phẩm…, 4 năm sau thành lập, tức năm 2014, lô hàng bánh tráng đầu tiên đã tới Mỹ. Và rồi dần dần, anh đưa sản phẩm tới các thị trường khác.
Cánh cửa mới mở ra, sản phẩm của Duy Anh Foods đã xuất khẩu tới 42 quốc gia trên thế giới
Cho tới hiện tại, Duy Anh Foods có 66 sản phẩm như bánh tráng, bún, phở, bún bò, bánh hỏi, bánh tráng chả giò, bánh tráng gỏi cuốn, mì sợi, miến, hủ tiếu, ống hút gạo, mì rau củ, bún dưa hấu, bánh tráng thanh long và xuất khẩu đi 42 nước trên thế giới. Hiện tỷ trọng tiêu thụ các sản phẩm của Duy Anh Foods 15% trong nước và 85% còn lại là xuất khẩu.
Phần xuất khẩu, bao gồm một phần làm gia công và một phần mang thương hiệu Duy Anh Foods. "Các thị trường như Hàn, Nhật, Malaysia, Nga, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Na Uy, Anh, Mỹ, Úc, sản phẩm của chúng tôi đã mang thương hiệu Duy Anh Foods", anh Duy Toàn vui mừng chia sẻ.
Riêng với sản phẩm bánh tráng, Tết năm nay là một dịp đáng nhớ. Anh Toàn thấy trên đường đi chơi xuân, rất nhiều điểm giải cứu dưa hấu. Anh trăn trở và nghĩ, mình phải làm sản phẩm từ dưa hấu. Và sau nhiều lần thử bánh tráng dưa hấu với nhiều lần thất bại, anh Toàn đã cho ra đời sản phẩm bánh tráng dưa hấu. Riêng với mặt hàng bánh tráng, anh Toàn cho biết đã xuất đi 8 quốc gia, gần đây nhất là Canada.
Hiện giờ, Duy Anh Foods có khoảng 100 nhân sự và sản xuất khoảng 15-20 tấn hàng mỗi ngày. Gạo - nguyên liệu chủ đạo cho các sản phẩm của Duy Anh Foods, được lấy từ Đồng Tháp với 20 tấn gạo tiêu thụ mỗi ngày.
CEO 31 tuổi tâm niệm rằng không chỉ bún, bánh tráng mà ngành thực phẩm nói chung nếu duy trì tốt và cải thiện chất lượng ngày càng tốt hơn, năm sau ngon hơn năm trước thì sẽ được người tiêu dùng ủng hộ.
"Tôi mong muốn bán và giới thiệu sản phẩm truyền thống Việt Nam như báng tráng, phở, bún sang nhiều quốc gia hơn, không chỉ tăng về số lượng đất nước hiện hữu sản phẩm Việt mà cả sản lượng bán ra", anh Duy Toàn chia sẻ.
Theo Thế Trần/Tri thức trẻ/Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Chủ nhân tuổi 19 của loạt phim hoạt hình triệu view

Lê Văn Vũ (19 tuổi) là người đứng sau loạt phim hoạt hình triệu view, như Chàng trai bất tử (11,2 triệu lượt xem), Yêu em trong mơ (1,8 triệu lượt xem), series Tây Du Ký gen Z (7,6 triệu lượt xem)... Nhờ công việc này, Vũ đã có thêm thu nhập ổn định từ khi còn là học sinh.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.