Các nước châu Á nỗ lực đảm bảo nguồn cung vắcxin COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhiều quốc gia châu Á đang thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để đảm bảo nguồn cung vắcxin COVID-19 đủ cho các chiến dịch tiêm chủng cho người dân.

 Vắcxin của hãng dược phẩm Sinopharm. (Ảnh: Global Times)
Vắcxin của hãng dược phẩm Sinopharm. (Ảnh: Global Times)



Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 24/1, người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri xác nhận Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đã cho phép các doanh nghiệp tư nhân ở nước này được nhập khẩu vắcxin ngừa COVID-19.

Ông Anucha cho biết các công ty tư nhân trước tiên phải đăng ký vắcxin với Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) bằng cách nộp các tài liệu liên quan đến chất lượng, an toàn và hiệu quả của vắcxin đối với người dân Thái Lan. FDA sẽ đánh giá chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vắcxin trước khi cho phép các công ty tư nhân tiêm chủng cho người dân.

Theo ông Anuchai, FDA đã triệu tập các chuyên gia trong và ngoài cơ quan này để đẩy nhanh việc phê duyệt vắcxin ngừa COVID-19. Tuy nhiên, chính phủ vẫn chưa thể nới lỏng các quy định liên quan đến việc mua sắm vắcxin vì đây là sản phẩm liên quan đến tính mạng của người dân.

Trong khi đó, tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), chính quyền Dubai thông báo sẽ giảm tiến độ tiêm chủng vắcxin ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech vì tiến độ giao hàng chậm trễ. Chính quyền Dubai đã bắt đầu triển khai tiêm chủng hàng loạt vào tháng 12/2020 sau khi các vắcxin của hãng dược Sinopharm (Trung Quốc) và Pfizer/BioNTech (Mỹ/Đức) được cấp phép.

Theo giới chức y tế, UAE đã chủng ngừa cho hơn 2 triệu trong tổng số gần 10 triệu dân - nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới.

Tại Ấn Độ, từ ngày 25/1, nước này sẽ đưa thêm 7 bang vào danh sách triển khai chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc, sử dụng loại vắcxin do nước này sản xuất mang tên Covaxin. Như vậy, 19 bang ở Ấn Độ sẽ thực hiện chương trình tiêm chủng bằng vắcxin Covaxin. Tính đến thời điểm này, gần 1,6 triệu người ở Ấn Độ đã được tiêm vắcxin ngừa COVID-19, một tỷ lệ tương đối thấp.

Trong khi đó, chính phủ nước láng giềng Pakistan đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vắcxin Sputnik V do Nga sản xuất. Nhà nhập khẩu và phân phối vắcxin sẽ là công ty dược phẩm địa phương AGP.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Khoảng 101.000 người đã đăng ký hiến mô, tạng

Khoảng 101.000 người đã đăng ký hiến mô, tạng

Ngày 12-10, tại hội thảo về hiến tặng mô, tạng tại Việt Nam do Hội Vận động hiến mô bộ phận cơ thể người Việt Nam phối hợp Hội Ghép tạng Việt Nam và Học viện Quân y tổ chức ở Hà Nội, PGS-TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia cho biết, cả nước đã có 29 bệnh viện thực hiện ghép tạng, trong đó có 27 bệnh viện ghép thận, 8 bệnh viện ghép gan, 5 bệnh viện ghép tim, 4 bệnh viện ghép phổi và 2 bệnh viện ghép được tụy.

Đổ mồ hôi về đêm có nguy hiểm không?

Đổ mồ hôi về đêm có nguy hiểm không?

Đổ mồ hôi về đêm là một hiện tượng liên quan đến sự mất cân bằng trong hệ thần kinh tự chủ hoặc tình trạng suy nhược cơ thể và có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân như căng thẳng, bệnh lý nền, hoặc rối loạn nội tiết.

Chăm 'yêu', cải thiện trí nhớ

Chăm 'yêu', cải thiện trí nhớ

Các nhà tâm lý thuộc Đại học Maryland (Mỹ) chứng minh, thực hành sex kích thích hiệu ứng tạo tế bào thần kinh vùng hải mã, tức địa bàn não bộ chịu trách nhiệm trí nhớ dài hạn người trong cuộc.