Cà tím Nhật Bản: Dễ trồng, lợi nhuận khá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cuối năm 2018, nhiều hộ dân ở huyện Ia Grai, Gia Lai đã liên kết với Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Bảo An (tỉnh Đak Lak) trồng cà tím Nhật Bản. Bước đầu, loại cây trồng này mang lại hiệu quả rất khả quan, giúp người dân có thêm nguồn thu nhập khá.
Vừa thu hoạch những quả cà tím Nhật Bản căng bóng, bà Nguyễn Thị Lý (thôn Hưng Bình, xã Ia Yok) cho hay: Cà tím Nhật Bản là giống ngắn ngày, nhanh cho thu hoạch, chi phí đầu tư thấp (khoảng 5 triệu đồng/sào) mà đầu ra ổn định. Vì vậy, cuối năm 2018, gia đình bà đã mạnh dạn trồng 4.000 cây cà tím Nhật Bản trên diện tích 4 sào. Sau khoảng 2 tháng chăm sóc, vườn cà tím đã cho thu hoạch. Mỗi lứa cà tím Nhật Bản kéo dài từ 8 đến 12 tháng tùy vào sự chăm sóc của người trồng. “Thu hoạch cà tím đến đâu thì Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Bảo An thu mua đến đó để xuất khẩu sang Nhật. Sau gần 4 tháng trồng, gia đình đã thu hoạch được hơn 6 tấn cà tím. Hiện tại, tôi hái được khoảng 3 tạ cà tím mỗi ngày. Với giá bán 6.000 đồng/kg, gia đình thu về gần 2 triệu đồng/ngày”-bà Lý phấn khởi nói.
 Gia đình anh Phan Nguyên Cường (làng Păng Gol Phù Tiên, xã Ia Bă) thu hoạch cà tím Nhật Bản. Ảnh: P.T
Gia đình anh Phan Nguyên Cường (làng Păng Gol Phù Tiên, xã Ia Bă) thu hoạch cà tím Nhật Bản. Ảnh: P.T
Gia đình anh Phan Nguyên Cường (làng Păng Gol Phù Tiên, xã Ia Bă) cũng tham gia trồng cà tím Nhật Bản. Anh Cường cho hay: “Gia đình tôi trồng 3.000 cây cà tím Nhật Bản. Toàn bộ cây giống do Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Bảo An cung cấp với giá 2.500 đồng/cây. Ngoài ra, Công ty còn cung cấp phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng cũng như bao tiêu sản phẩm. Sau hơn 3 tháng trồng, tôi đã thu được 4 tấn cà tím. Nếu thu hái mỗi ngày khoảng 2 tạ cà tím như hiện nay, cùng giá bán 5.500-6.000 đồng/kg thì mỗi ngày thu về hơn 1 triệu đồng”.      
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng cà tím Nhật Bản, anh Cường cho biết: Trồng loại cây này không khó nhưng phải chú ý quy trình kỹ thuật canh tác để sản phẩm khi thu hoạch đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn thu mua trong hợp đồng đã ký kết với công ty. Cụ thể, cà tím đúng tiêu chuẩn phải có trọng lượng tầm 20-22 quả/kg, quả to hoặc quá nhỏ sẽ không đạt yêu cầu. “Quan trọng nhất khi trồng cà tím là không được để cây thiếu nước, một ngày ít nhất phải tưới một lần. Đa số các vườn trồng cà tím Nhật Bản đều lắp hệ thống tưới tự động, tiết kiệm nước. Sau khi trồng 10 ngày, cây bắt đầu phát triển mạnh, phải cắm cọc giúp cây đứng vững, quả không chạm đất. Người trồng cũng phải thường xuyên tỉa bỏ những nhánh gốc, lá già, cành sâu bệnh. Muốn cà tím sai quả cần chăm sóc thường xuyên, định kỳ hàng tuần phải tưới đạm, kali và phun thuốc phòng trừ rầy xanh, nhện đỏ…”-anh Cường cho biết thêm.
Toàn huyện Ia Grai hiện có gần 10 ha cà tím Nhật Bản, tập trung nhiều nhất ở xã Ia Bă với 5,5 ha, còn lại rải rác ở các xã: Ia Yok, Ia Sao, Ia Grăng… Nhận thấy hiệu quả kinh tế mà loại cây này mang lại, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã tiếp tục ký kết hợp đồng với Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Bảo An để mở rộng diện tích.
Trao đổi với P.V, ông Phan Đình Thắm-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ia Grai-cho biết: Cà tím Nhật Bản là một loại cây trồng mới trên địa bàn huyện. Qua thời gian trồng và chăm sóc, có thể khẳng định loại cây này phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây. Hơn hết, những người trồng cà tím đang rất phấn khởi vì biết sản phẩm làm ra sẽ bán được và lợi nhuận khá cao. “Tuy nhiên, để tránh tình trạng trồng cà tím Nhật Bản tự phát, tràn lan, cung vượt cầu, chúng tôi sẽ nhanh chóng phối hợp với các ban, ngành chuyên môn của huyện tiến hành rà soát diện tích trồng loại cây này; đồng thời mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho người dân. Chúng tôi cũng sẽ liên hệ tìm nguồn tiêu thụ ổn định, lâu dài để bà con yên tâm trồng và mở rộng diện tích loại cây này”-Chủ tịch Hội Nông dân huyện nói thêm.
 PHAN THƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.