(GLO)- Một số Việt kiều định cư tại Mỹ về thăm thân ở Gia Lai đã lên án mạnh mẽ luận điệu xuyên tạc của bọn phản động FULRO lưu vong. Đồng thời, họ khuyên bà con yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế trên quê hương mình, không nên vượt biên để đi nước thứ 3 với giấc mơ hão huyền “không làm mà vẫn có ăn”.
(GLO)- Thời gian qua, một số người dân tộc thiểu số ở huyện Chư Pưh vì nghe lời dụ dỗ, lừa phỉnh của kẻ xấu đã bán hết tài sản để vượt biên sang Campuchia, Thái Lan. Trước tình hình đó, cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, phòng ngừa vượt biên; đồng thời quan tâm giúp đỡ những người vượt biên trở về sớm hòa nhập với cộng đồng, ổn định cuộc sống.
(GLO)- Lời Tòa soạn: Tháng 2-2001, nghe theo lời xúi giục, kích động của bọn phản động FULRO, đồng bào dân tộc thiểu số tại một số tỉnh Tây Nguyên-trong đó có Gia Lai-đã tham gia biểu tình, gây rối ở nhiều địa phương để đòi thành lập cái gọi là “Nhà nước Đề-ga tự trị“.
(GLO)- Đó là chia sẻ của ông Mên-Già làng của làng Mơ Nú (xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Nhiều năm qua, ông luôn gương mẫu đi đầu trong công tác xã hội, vận động người dân thay đổi “nếp nghĩ, cách làm“, góp phần xây dựng nông thôn mới, xóa nghèo tại địa phương. Già Mên là “điểm tựa“ tinh thần vững chắc, tấm gương sáng để dân làng noi theo.
(GLO)- Thời gian qua, Công an tỉnh Gia Lai đã chủ động tuyên truyền, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ngăn chặn việc tán phát các tài liệu có nội dung phản động, kích động, phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc; kiểm soát, ngăn chặn thông tin độc hại trên internet, không để các phần tử thù địch ở nước ngoài lợi dụng móc nối, chỉ đạo số phần tử chống đối ở bên trong hoạt động.
(GLO)- Được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, những người một thời bị kẻ xấu xúi giục, kích động tham gia chống đối chính quyền ở làng Chơ Rơng 2 (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang) đã nhận ra lỗi lầm, phấn đấu xây dựng gia đình ấm no và đóng góp cho buôn làng bình yên.
(GLO)- Sau ngày đất nước thống nhất (1975), Gia Lai tổ chức nhiều đợt tăng cường cán bộ về cơ sở để xây dựng hệ thống chính trị và tham gia bảo vệ an ninh nông thôn. Trong đó, có 2 đợt tăng cường đáng chú ý diễn ra giữa thập niên 80 của thế kỷ trước và thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI. Và, tôi là một trong những người được rèn luyện qua hoạt động mang tính “thử lửa“ này.