Bộ Y tế: Không sử dụng khí N2O trên người bệnh khi chưa được phê duyệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Bộ Y tế, hiện nay, tình trạng lạm dụng khí N2O tại một số điểm vui chơi, giải trí gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người dân.
Ảnh minh họa. (Nguồn: congan.hanam.gov.vn)
Ảnh minh họa. (Nguồn: congan.hanam.gov.vn)

Bộ Y tế vừa có Công văn gửi Cục Quân y (Bộ Quốc phòng); Cục Y tế (Bộ Công an); các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; sở y tế các tỉnh, thành phố; y tế ngành về việc không sử dụng khí N2O - khí Nitơ Oxyd (tên hóa học là Dinitrogen monoxyd) trên người bệnh. Theo Bộ Y tế, hiện nay, tình trạng lạm dụng khí N2O (làm bóng cười) tại một số điểm vui chơi, giải trí gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người dân.

Báo cáo của Cục Quản lý Dược và một số đơn vị liên quan khẳng định khí N2O chưa đủ cơ sở pháp lý được công nhận là thuốc chữa bệnh tại Việt Nam. Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không sử dụng khí N2O trên người bệnh khi chưa được Bộ Y tế phê duyệt.

Đặc biệt, các đơn vị tăng cường quản lý việc sử dụng loại khí này tại cơ sở (nếu có) để tránh thất thoát, lạm dụng và sử dụng sai mục đích. Đơn vị nào để xảy ra việc thất thoát, lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích thì thủ trưởng đơn vị đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trước đó, Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm khí N2O.

Theo Bộ Y tế, khí Nitơ Oxyd (tên hóa học là Dinitrogen monoxyd) có công thức hóa học là N2O, là hóa chất được sử dụng trong công nghiệp (sản xuất pin mặt trời, trong kỹ thuật hàn, cắt, dùng cho máy, thiết bị phân tích, tăng công suất động cơ...) đồng thời được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm (có trong danh mục phụ gia thực phẩm của Ủy ban thực phẩm quốc tế - Codex) và đang được nghiên cứu sử dụng để an thần, giảm đau trong nha khoa. Tuy nhiên, việc lạm dụng, sử dụng không đúng mục đích khí Nitơ Oxyd (N2O) có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt là trong giới trẻ do thần kinh bị kích thích, hưng phấn và gây cười; sử dụng lâu sẽ dẫn đến tự kỉ, đau đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể; sử dụng liều cao có thể dẫn đến ảo giác... và có thể có những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Xét nghiệm biến thể Xec của Covid (Nguồn: Quatidiano.net)

Châu Á: Làn sóng COVID-19 mới lan rộng - Cảnh giác nhưng không hoảng loạn

(GLO)- Những số liệu mới đây cho thấy, số ca mắc mới Covid-19 tại một số quốc gia Châu Á có dấu hiệu gia tăng trở lại. Tuy nhiên, thay vì chủ quan hay hoảng loạn, giới chức y tế nhiều quốc gia đã đồng loạt triển khai các biện pháp ứng phó nhằm phòng ngừa khả năng bùng phát dịch trên diện rộng.

Gia Lai mít tinh phòng-chống bệnh dại

Gia Lai mít tinh phòng-chống bệnh dại

(GLO)- Sáng 20-5, tại thị trấn Chư Ty  (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ mít tinh phòng-chống bệnh dại năm 2025.

Gia Lai tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”

Gia Lai tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”

(GLO)- Sáng 18-5, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai phối hợp với Viện phát triển nguồn lực xã hội Phương Nam (Viện Phương Nam) khai giảng khoá tập huấn “Ứng dụng Y học thực chứng”. Tham dự có ông Lý Minh Thái- Giám đốc Sở Y tế tỉnh, lãnh đạo Viện Phương Nam và đông đảo học viên.

55 nhân viên y tế Gia Lai tập huấn phòng-chống các rối loạn do thiếu hụt I ốt

55 nhân viên y tế Gia Lai tập huấn phòng-chống các rối loạn do thiếu hụt I ốt

(GLO)- Từ ngày 13 đến 16-5, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai mở 2 lớp tập huấn triển khai hoạt động phòng-chống rối loạn do thiếu hụt I ốt cho cán bộ chuyên trách 55 trạm y tế xã, phường, thị trấn được chọn khám điều tra phát hiện sớm bệnh bướu cổ trên địa bàn tỉnh.