Bình minh trên cao nguyên Phủ Quỳ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vừa qua, tôi may mắn được theo đoàn cán bộ tỉnh Gia Lai đến thăm trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao thuộc Tập đoàn TH True Milk.  Được tận mắt chứng kiến sự đổi thay ở một vùng  đất phía Tây Nghệ An-nơi mà chỉ 2 năm trước chỉ là vùng đất heo hút,  mới hiểu hết cái giá của sự thành công.

Từ TP. Vinh sau gần 2 giờ đồng hồ ngồi trên ô tô, chúng tôi có mặt tại địa phận của xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, thuộc miền Tây tỉnh Nghệ An-nơi có đường mòn huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh. Cao nguyên phủ quỳ hơn 2 năm về trước khi chúng tôi đến vẫn còn heo hút, vắng lặng, vậy mà giờ đã sầm uất. để  làm được điều này có rất nhiều những câu chuyện nằm ngoài sức tưởng tượng không chỉ của đoàn chúng tôi mà cả với người dân nơi đây.

Đón chúng tôi là bà Thái Hương- Chủ tịch Tập đoàn TH True Milk, cùng các kỹ sư trong nước và cả chuyên gia nước ngoài. Sau vài thủ tục xã giao, đoàn chúng tôi bắt đầu chuyến tham quan.

 

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tham quan thực tế dự án trồng cỏ. Ảnh: H.N.C
Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tham quan thực tế dự án trồng cỏ. Ảnh: H.N.C

Thật khó tưởng tượng, chỉ cách đây có 3 năm, sau khi nhận hơn 1.000 ha do Lâm trường 19-5 bàn giao đợt đầu, TH True Milk đồng loạt tổ chức khởi công xây dựng nên một nông trại khổng lồ. Ngày 27-2-2010, hàng ngàn con bò đầu tiên nhập khẩu từ New Zealand, Úc… được đưa về Nghĩa Đàn với khẩu hiệu  “TH quyết tâm dựng xây quê hương, TH Milk quyết làm giàu xứ Nghệ từ bò sữa”. Bảy tháng sau, ngày 26-12-2010, dòng sữa tươi sạch chính thức có mặt trên thị trường mang tên TH True Milk.  

Tổng quy mô đầu tư của dự án là 1,2 tỷ USD trên tổng diện tích 37 ngàn ha. TH thuê cả chuyên gia và nông dân của Israel để vận hành mẫu và từng bước hướng dẫn đào tạo người Việt, bên cạnh đó là việc tuyển nhân tài trong nước, cấp học bổng học tại Ấn Độ và Israel. Sau 6 tháng, đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam đã gần như hoàn toàn làm chủ công nghệ.

Tại đây, bò được chăm chút một cách... dịu dàng. Cả đàn lần lượt được tắm mát, được sấy khô bằng hệ thống tự động, rồi đủng đỉnh đến nơi vắt sữa, xếp hàng chờ để đi vào vị trí vắt, rồi lại thong thả trở về chuồng. Điều chúng tôi đặt biệt quan tâm là khu chăn nuôi bê non. Tuy không phải là tháng sinh sản  của bò, nhưng chỉ riêng 1 ngày đêm trước khi đoàn chúng tôi đến, ở 6 trại bò trong toàn trang trại đã có đến gần 100 bê con ra đời, lũ bê mới sinh được công nhân cho bú sữa non vắt từ bò mẹ, sau đó tiếp tục nuôi ở đây đến hết cữ uống sữa.

 

Dây chuyền trung tâm vắt sữa hiện đại. Ảnh: HÀ Ngọc Chính
Dây chuyền trung tâm vắt sữa hiện đại. Ảnh: HÀ Ngọc Chính

Trong tổng số hơn 37 ngàn con bò hiện nay, đã có hàng  chục ngàn bò sữa thế hệ thứ nhất và thứ hai ra đời, duy trì nguồn gen quý tại trang trại. việc thiết kế kết hợp kinh nghiệm dân gian vào công nghệ thế giới, khiến cho trang trại bò thích nghi cao với điều kiện thời tiết vùng Phủ Quỳ. Chuồng có mái che cao, chống bức xạ nhiệt, có hệ thống làm mát. Nền chuồng trộn đất bùn cưa, bã mía dày 15 cm làm đệm cho bò nằm, vừa êm, vừa hạn chế bệnh viêm móng. Trong mỗi ô chuồng thoải mái ấy, các “cô” bò có một chế độ chăm sóc sức khỏe  kiểu bệnh viện 5 sao.

Đàn bò của trang trại TH được chia ra làm thành các nhóm bò khác nhau. Mỗi loại bò sẽ có khẩu phần ăn tốt nhất được xây dựng theo thực đơn của các chuyên gia. TH True Milk sản xuất hàng trăm tấn thức ăn mỗi ngày cho các nhóm bò khác nhau. Trung tâm thức ăn có rất nhiều công nhân và họ thay ca để làm việc 24/24 giờ. Toàn bộ trung tâm thức ăn được quản lý dưới sự điều hành của máy tính và phần mềm điều khiển được đặt tại trung tâm.

Chuyên gia Israel-ông Gil nói với chúng tôi: “Yếu tố chính trong việc cung cấp thức ăn cho bò, là phải đủ cỏ tốt, thành phần đầu tiên cần phải có là thức ăn ủ chua, gồm cỏ bobasa, bắp và cao lương. Chúng tôi có rất nhiều khu ủ chua với nguyên liệu do bộ phận trồng trọt của TH sản xuất. Thức ăn ủ chua chính là chìa khóa tạo nên chất lượng sữa tốt”.

Mỗi trang trại có một trung tâm gồm hai giàn vắt, mỗi giàn có công suất vắt 80 con bò. Khi bò vào giàn vắt, chúng sẽ được nhận dạng nhờ thiết bị Afitac. Số hiệu của mỗi bò sẽ hiển thị trên đồng hồ vắt sữa. Mỗi lẫn vắt các “cô” bò cho khoảng 15-20 lít, mỗi ngày vắt 3 lần.

Nhà máy sản xuất nước sạch cho bò sử dụng công nghệ lọc nước của Israel, gồm 3 giai đoạn: lọc cát để loại bỏ tạp chất đường kính lớn, bộ lọc trung gian và bộ lọc tự động… Trong quá trình lọc nước có sử dụng một số hóa chất thân thiện với môi trường. Nước lọc sau đó sẽ được bơm vào bể chứa dự phòng để cấp cho các trang trại cho bò uống.

Cao nguyên Phủ Quỳ có điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi. Do đó, TH True Milk có ý định đầu tư mở rộng ngành chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Gia Lai.

Chia tay chúng tôi, bà Thái Hương-Chủ tịch Hội đồng Quản trị TH True Milk nhắn gửi: “Chúng tôi mong các anh về nói cho mọi người cùng biết về những điều mắt thấy tai nghe; không phải vì chúng tôi mà vì một nền nông nghiệp Việt Nam hiện đại!”.

Hà Ngọc Chính

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.