Bí quyết làm trang trại VAC nhỏ nhưng cho thu nhập "to"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một mô hình trang trại nhỏ của một nông dân ở tỉnh Điện Biên được đánh giá cao khi vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình vừa là mô hình tiêu biểu để cho nhiều nông dân trong vùng học và làm theo.
Xuất thân từ nông dân quanh năm vất vả với ruộng đồng, với bản tính cần cù, siêng năng, ông Đặng Đình Phi, bản Co Rốm - Thanh Bình, xã Thanh Nưa (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã xây dựng được mô hình trang trại VAC theo hướng trang trại nhỏ nhưng mang lại thu nhập "to".
Trên diện tích 1.500 m2 ao, ông Phi thả cá rô phi đơn tính, mỗi năm thu gần 200 triệu đồng.
Trên diện tích 1.500 m2 ao, ông Phi thả cá rô phi đơn tính, mỗi năm thu gần 200 triệu đồng.
Ở mô hình trang trại VAC nhỏ này, ông Phi đào 2 ao thả cá; xây dựng chuồng trại thông thoáng nuôi lợn, ngan, gà bán lấy thịt. Trên diện tích hơn 3.000 m2, ông Phi trồng đủ các loại hoa màu, như: Khoai lang Nhật Bản, cà chua đỏ, đậu, đỗ... Mùa nào trồng thức lấy, không để đất nghỉ lấy một ngày.
Trong nhiều năm qua, phong trào nuôi cá rô phi đơn tính được nhiều hộ nông dân lựa chọn vì cá rô phi dễ nuôi, có khả năng thích nghi với sự biến đổi của môi trường. Trong ao, ông Phi thả đến 80% số lượng là cá rô phi đơn tính, còn lại thả xen thêm cá trắm và cá trôi. Tới kỳ thu hoạch tách tỉa con to bán trước, con bé bán sau, mỗi năm ông Phi xuất bán từ 5 đến 6 tấn cá thịt, thu về gần 200 triệu đồng.
Khu nuôi lợn của gia đình ông Phi luôn được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, nên lợn nuôi ít bị dịch bệnh.
Khu nuôi lợn của gia đình ông Phi luôn được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, nên lợn nuôi ít bị dịch bệnh.
Vì quy mô chăn nuôi của gia đình nhỏ gọn nên ông Phi chỉ xây dựng chuồng trại nuôi khoảng 15 con lợn mỗi lứa. Một năm nuôi từ 2 đến 3 lứa lợn. Trong đó, lợn giống chủ yếu được nhân từ 1 con lợn nái của gia đình. Mỗi năm, tùy điều kiện thị trường hay tình hình dịch bệnh thì ông mới nuôi thêm số số lượng nhỏ, đủ cung ứng ra thị trường và cũng là giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi đến mức thấp nhất.
Bởi vậy, mặc dù qua các đợt dịch bệnh trên lợn hay giá lợn hơi lên xuống thất thường nhưng gia đình ông vẫn bám trụ được với nghề nuôi lợn...
Cùng với đó, ông Phi còn nuôi thêm ngan và gà thịt với số lượng từ 300 đến 500 con/năm. Mỗi năm xuất bán lợn, ngan, gà thịt, ông Phi thu về trên 200 triệu đồng.
Ông Phi chia sẻ:
Ông Phi chia sẻ: "Vụ khoai lang vừa rồi nhà tôi được mùa, trên 1.000m2 tôi thu hơn 2 tấn củ. Gia đình tôi bán được giá vì khoai lang củ to đều, khoai bở và ngọt, ngon. Tôi đang trồng khoai lang cho vụ mới bằng giống khoai lang Nhật ruột vàng".
Trên diện tích 3.000 m2, ngoài trồng các loại rau màu theo mùa, ông Phi còn trồng xen thêm cây ăn quả nhãn, vải, bưởi. Từ diện tích trồng rau mầu mỗi năm gia đình ông cũng thu thêm một khoản khoảng 50 triệu đồng.
Ông Phi còn trồng thêm giống cà chua đỏ trên diện tích đất trồng màu của gia đình.
Ông Phi còn trồng thêm giống cà chua đỏ trên diện tích đất trồng màu của gia đình.
Nhờ sự chăm chỉ, mạnh dạn trong lao động sản xuất mà gia đình ông Phi đã gặt hái được thành quả. Mô hinh trang trại VAC nhỏ nhưng mang lại thu nhập "to" của ông Phi đã góp phần quan trọng giảm nghèo ở nông thôn miền núi tỉnh Điện Biên, là mô hình để cho nhiều nông dân học và làm theo.
Theo Thu Hường (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.