Bệnh viện T.Ư Huế phẫu thuật thành công cho bệnh nhi chân khoèo hiếm gặp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngày 23-2, Bệnh viện T.Ư Huế cho biết đã huy động nhiều chuyên gia giỏi từ các chuyên khoa khác nhau điều trị thành công cho bệnh nhi mắc dị tật chân khoèo 2 bên hiếm gặp.

Bệnh nhi T.T.N (25 tháng tuổi), bị dị tật bẩm sinh bàn chân khoèo 2 bên đã được điều trị bảo tồn bằng nắn, bó bột ngay sau sinh. Tuy nhiên kết quả điều trị bảo tồn trên bệnh nhi này không mang lại hiệu quả. Cháu nhập viện tại khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình thần kinh sọ não, Bệnh viện T.Ư Huế cơ sở 2.

Các y bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhi. Ảnh: Thanh Xuân

Các y bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhi. Ảnh: Thanh Xuân

Để đưa ra phương án điều trị cho bệnh nhi mắc dị tật chân khoèo 2 bên hiếm gặp này, khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình thần kinh sọ não, đã hội chẩn với các chuyên gia chấn thương chỉnh hình giỏi, nhiều kinh nghiệm tại Bệnh viện T.Ư Huế, do PGS.TS Nguyễn Văn Hỷ, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện T.Ư Huế, trực tiếp hội chẩn và quyết định phải phẫu thuật để điều trị bệnh lý bàn chân khoèo cho cháu bé.

Đôi chân cháu bé trước khi phẫu thuật. Ảnh: Thanh Xuân

Đôi chân cháu bé trước khi phẫu thuật. Ảnh: Thanh Xuân

Ca phẫu thuật được PGS.TS Nguyễn Văn Hỷ tiến hành tại cơ sở 2, Bệnh viện T.Ư Huế với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa. Bệnh nhi đã được phẫu thuật kéo dài gân gót, giải phóng bao khớp cổ bàn chân bên trong, trả lại tư thế giải phẫu bình thường cho bàn chân. Sau phẫu thuật, bệnh nhi đang được cố định thêm bằng bột và phải đánh giá theo dõi hằng tuần, sau khi ổn định phải tiếp tục mang giày chỉnh hình thì kết quả mới đạt được như mong muốn.

Đôi chân bệnh nhi đang dần hồi phục sau ca phẫu thuật. Ảnh: Thanh Xuân

Đôi chân bệnh nhi đang dần hồi phục sau ca phẫu thuật. Ảnh: Thanh Xuân

Hiện tại sau khi phẫu thuật, bàn chân bệnh nhi đã trở lại tư thế bình thường. Tuy nhiên, theo PGS-TS Nguyễn Văn Hỷ, phẫu thuật chỉ mới là xử lý ban đầu, bệnh nhân cần phải được theo dõi và tiếp tục điều trị, phục hồi chức năng cho đến khi có kết quả tốt. Bệnh nhân cần có sự phối hợp giữa người nhà và bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng, đòi hỏi sự kiên trì và tuân thủ phác đồ điều trị của cả cha mẹ bệnh nhân và nhân viên y tế.

Theo TS Nguyễn Thanh Xuân, Phó giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế, Giám đốc cơ sở 2, đây là một trong rất nhiều ca bệnh hiếm gặp và cháu bé còn quá nhỏ nên để điều trị thành công cho cháu, bệnh viện đã huy động nhiều chuyên khoa, phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng và hiệu quả giữa cơ sở 1 và 2.

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi tỉnh vừa tổ chức 2 lớp đào tạo về chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý và hồi sức trẻ sơ sinh cho 40 cán bộ y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh.

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thịt cóc

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thịt cóc

(GLO)- Mặc dù cơ quan chức năng đã khuyến cáo về tình trạng ngộ độc do ăn thịt cóc nhưng nhiều người vẫn chủ quan, chế biến không đúng cách dẫn đến ngộ độc, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong do không được cấp cứu kịp thời.

Bé trai 7 tuổi tử vong do sốt xuất huyết Dengue

Bé trai 7 tuổi tử vong do sốt xuất huyết Dengue

Bé trai được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng (có triệu chứng sốc, suy gan, xuất huyết tiêu hóa), sau đó chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TPHCM) song không qua khỏi.