Tình trạng ép học sinh có học lực chưa tốt không thi vào lớp 10 ở một số địa phương được coi là 'điểm nóng'... khiến dư luận đặt câu hỏi, đây là hệ quả của bệnh thành tích trong ngành giáo dục.
(GLO)- Vậy là, con tôi sắp hoàn thành học kỳ I của năm đầu tiên cấp tiểu học. Vượt qua không ít trở ngại, dù muốn hay không, cuối cùng cả phụ huynh, giáo viên và học sinh đều dần quen với việc học trực tuyến.
Tôi cũng đã từng có thời gian đứng trên bục giảng, cũng đã từng phụ trách lớp gần cuối cấp có sĩ số học sinh gần 60 em. Lớp tôi cũng đăng ký thi đua, cũng có học sinh học kém, cũng có nhiều học sinh nói chuyện lẫn quậy phá trong giờ lên lớp.
Một nghịch lý mà chúng ta đang thấy đó là giáo viên vẫn thường kêu ca về khối lượng kiến thức phải hoàn thành trong năm học là khá nhiều và nặng; còn phụ huynh thì than phiền là bài tập, đề kiểm tra cấp tiểu học mà phụ huynh không thể giải được. Vậy mà, kết quả học tập, kết quả kiểm tra học kỳ của học trò luôn cao.
(GLO)- Cách đây khoảng 12 năm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã ban hành Kế hoạch cuộc vận động “2 không“ gồm nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục (năm học 2006-2007).
(GLO)- Chuyện lùm xùm Hà Giang với 330 bài thi trắc nghiệm do ông Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Sở GD-ĐT tỉnh này “hô biến“ từ điểm thấp lên điểm cao, có lẽ là vấn đề dư luận quan tâm nhiều nhất trong những ngày qua.