Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa phát hiện gần 400 ha rừng bị suy giảm thuộc lâm phận do Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk quản lý.
Hơn 30 năm qua, những con voi nhà ở Đắk Lắk chỉ biết oằn mình phục vụ khách du lịch vui chơi, giải trí... Hiện nay, Tổ chức động vật châu Á đang cùng với Vườn Quốc gia Yok Đôn giúp nhiều cá thể voi nhà thoát khỏi cảnh “xiềng xích”, được trở về với môi trường rừng xanh, vốn là không gian sinh tồn của chúng.
(GLO)- Trung tâm Bảo tồn voi, cứu hộ động vật và quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đak Lak đang hoàn tất các thủ tục để đưa một con voi ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) về đơn vị chăm sóc, bảo tồn.
Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thông qua Nghị quyết sửa đổi chính sách hỗ trợ voi nhà sinh sản và hạn chế xung đột voi với người tại tỉnh, bổ sung chính sách phúc lợi cho voi.
Tây Nguyên từng được biết đến là nơi tập trung nhiều voi nhất của Việt Nam, đặc biệt là bản Đôn với bài hát “Chú voi con ở bản Đôn“ của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Vậy mà, số lượng voi ở đây đang ngày càng hiếm hoi bởi lâm tặc, bởi nạn giết voi lấy ngà, lông đuôi. Việc bảo tồn voi ở đây còn muôn vàn nguy hiểm, khó khăn nhưng vẫn còn những con người vô cùng tâm huyết, hy sinh mọi thứ vì... voi.
Chiều 11/1, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia) và UBND tỉnh Đắk Lắk đã ký Thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án Bảo tồn voi Việt Nam tại Đắk Lắk trong giai đoạn 2019-2021.
Câu chuyện bảo tồn voi Đắk Lắk nói riêng và voi rừng Tây Nguyên nói chung đã được nhiều địa phương đặt ra từ rất lâu nhưng đến nay, công tác bảo tồn còn nhiều thách thức. Để đạt mục tiêu gầy dựng voi nhà, bảo vệ đàn voi rừng bền vững, ngành chức năng cần sớm đưa ra các giải pháp hạn chế khai thác sức voi làm du lịch, tạo môi trường sống cho voi...
Đắk Lắk được biết đến là nơi có quần thể voi rừng và voi nhà sinh sống khá lớn. Thế nhưng với sự suy giảm môi trường sinh thái tự nhiên do phá rừng, lấn chiếm đất rừng đang khiến cho xung đột giữa voi rừng và con người ngày càng gia tăng. Cùng với đó, đàn voi nhà liên tục suy giảm mạnh.
Nhằm đánh giá những kết quả đã thực hiện, đồng thời tìm giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn voi, chiều 10-5, tỉnh Đak Lak phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tổ chức hội nghị giữa kỳ Dự án khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Đak Lak đến năm 2020 tại thành phố Buôn Ma Thuột.