Bác sĩ Đỗ Anh Chiến: "Người thầy thuốc phải học hỏi không ngừng"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Hai lần tốt nghiệp Chuyên khoa II về Quản lý Y tế và Chấn thương chỉnh hình, bác sĩ Đỗ Anh Chiến vẫn xác định phải học tập, nghiên cứu không ngừng, luôn cập nhật về khoa học kỹ thuật và các phương pháp thực hành mới. Hiện anh đang công tác tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh và là một bác sĩ giỏi chuyên về cột sống.

Có bố cũng là bác sĩ công tác trong ngành Y tế Gia Lai, Đỗ Anh Chiến được định hướng theo ngành Y như truyền thống gia đình. Năm 2001, sau khi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại Trường Đại học Y Tây Nguyên (Đak Lak), anh tiếp tục theo học lớp định hướng chuyên khoa. Tại đây, Đỗ Anh Chiến may mắn gặp được người thầy của anh, lúc bấy giờ là Thầy thuốc Ưu tú Võ Văn Thành-giáo sư đầu ngành của Việt Nam về cột sống, người tham gia ca mổ lịch sử đầu tiên ở Việt Nam tách rời cặp song sinh dính liền Việt-Đức với vai trò phụ trách tách cột sống.

 

Bác sĩ Đỗ Anh Chiến (phải) trước một ca mổ.
Bác sĩ Đỗ Anh Chiến (phải) trước một ca mổ.

“Tầm sư…”

“Thầy là người đã truyền cho tôi cảm hứng cũng như niềm đam mê về ngành cột sống. Lúc đó (năm 2003), cả nước chỉ có khoảng 20 bác sĩ chuyên khoa cột sống, trong khi bệnh lý cũng như chấn thương cột sống thì rất nhiều như còng, vẹo, lao cột sống hoặc gãy xương sống…, có thể gây liệt tứ chi hoặc tử vong”-bác sĩ Đỗ Anh Chiến nhớ lại. Khi anh đến xin Giáo sư Võ Văn Thành theo học, bậc thầy về cột sống tại Việt Nam hỏi, tại sao em lại muốn theo ngành này? Nói vậy là bởi, học về cột sống đòi hỏi thời gian học kéo dài 5 năm thì mới có thể đứng mổ được; trong khi đó, chuyên khoa cột sống tại Việt Nam còn rất mới, phương tiện, dụng cụ còn thiếu thốn, mà đa số toàn là bệnh rất nặng, mỗi ca phẫu thuật kéo dài 10-14 tiếng đồng hồ là bình thường. Chính vì vậy rất ít bác sĩ kiên trì theo học về chuyên khoa cột sống.

Bác sĩ Chiến kể tiếp: “Trước câu hỏi của thầy, tôi đã trả lời rằng: Ở Gia Lai có rất nhiều người bị bệnh về cột sống nhưng không biết chữa ở đâu. Một thầy giáo thời THPT của tôi đã qua đời vì bệnh lý cột sống, trong khi đó mẹ tôi cũng bị đau lưng nhiều năm, đi chạy chữa khắp nơi từ Sài Gòn đến Hà Nội, từ thuốc Nam đến thuốc Bắc nhưng vẫn không khỏi… Vì vậy, tôi muốn trở thành một bác sĩ chuyên về cột sống. Sau khi nghe câu trả lời, thầy đã nhận tôi làm học trò. Đó là may mắn lớn của tôi”.

Đỗ Anh Chiến ở lại học với Giáo sư Võ Văn Thành và làm việc tại Khoa Cột sống A-Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh, sau đó lần lượt tốt nghiệp lớp Chuyên khoa I, Chuyên khoa II về Quản lý Y tế và Chuyên khoa II về Chấn thương Chỉnh hình. Ngoài ra, anh còn tham gia các lớp tu nghiệp ngắn hạn tại Pháp, Mỹ, Hàn Quốc… để nâng cao năng lực chuyên môn.

Và thành danh

Vừa kết thúc một ca mổ khó kéo dài từ 8 giờ sáng đến 15 giờ chiều, bác sĩ Đỗ Anh Chiến vui vẻ trò chuyện cùng chúng tôi xung quanh đề tài chuyên khoa II về chấn thương chỉnh hình: Kết quả điều trị gãy trật một mấu khớp cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật giải ép-hàn xương-nẹp ốc lối trước. Đây là nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên trong nước về cột sống cổ thấp cho loại gãy trật một mấu khớp. Loại chấn thương này chỉ chiếm khoảng 20% trường hợp gãy đốt sống cổ nhưng là loại thường gặp nhất. “Mổ lối trước sẽ có rất nhiều “cạm bẫy” so với mổ lối sau, nhưng phương pháp này tốt hơn, giúp sinh lý đốt sống cổ phục hồi nhanh hơn, rút ngắn thời gian phẫu thuật”-bác sĩ Chiến nói. Hiện phương pháp mổ mới này đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong thực tế.  

Nhiều năm công tác tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh, bác sĩ Đỗ Anh Chiến đã tham gia hàng trăm ca mổ khó. Anh nhớ lại: Năm 2009, bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân từ huyện Chư Sê-Gia Lai, bị gãy đốt sống cổ và liệt tứ chi do bị bò húc. Những tưởng bệnh nhân khó cứu, nhưng sau khi được phẫu thuật và dùng các phương pháp hỗ trợ như tập vật lý trị liệu, sức khỏe người phụ nữ này hiện đã ổn định và sinh hoạt gần như bình thường. Được chứng kiến sự hồi phục kỳ diệu như thế ở bệnh nhân chính là niềm vui lớn nhất của những lương y. Bác sĩ Chiến cho biết, hiện anh đang ấp ủ dự định liên kết với Trung tâm Fitbone (Mỹ) mở trung tâm tại Việt Nam nhằm giúp bệnh nhân kéo dài chi trong các trường hợp bị tai nạn mất xương, hoặc phục vụ nhu cầu thẩm mỹ. Đây là kỹ thuật mới, có thể kéo dài chi tối đa từ 18-25 cm và hạn chế đau đớn, đảm bảo thẩm mỹ hơn so với kỹ thuật đang áp dụng hiện nay.

Chia sẻ quan niệm về 2 chữ lương y, bác sĩ Đỗ Anh Chiến cho rằng: Người thầy thuốc cần phải có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức mới có thể làm tròn sứ mệnh mà xã hội đã giao phó. “Cho nên 2 chữ  “lương y”, theo tôi, là tất cả kiến thức tốt nhất về Y khoa và được người thầy thuốc sử dụng bằng cái Tâm của mình để chữa bệnh”-bác sĩ Chiến đúc kết.

Phương Duyên

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.