Anh thanh niên đánh liều trồng thử 5.000 gốc nho, ngay vụ bói đã cho doanh thu nửa tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mạnh dạn đầu tư, học tập kinh nghiệm, đến nay gia đình anh Phạm Ngọc Hải (xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) nắm trong tay gần 5.000 gốc nho với lợi nhuận ước tính hàng trăm triệu đồng/năm.
 

 

Mạnh dạn đầu tư trồng nho, ngay vụ bói đã thu bộn tiền

Ven vùng đất bãi ven sông Châu, thuộc xã Đồng Du (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) đã hình thành vùng trồng nho có diện tích gần 2ha với khoảng 5.000 gốc.

Chủ nhân của vườn nho này là Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp công nghệ cao Đồng Du.

Chia sẻ với phóng viên NTNN, anh Phạm Ngọc Hải (28 tuổi) - HTX nông nghiệp công nghệ cao Đồng Du cho biết, HTX đã tập trung ruộng đất theo hình thức thuê lại đất của người dân, áp dụng công công nghệ Nhật Bản để trồng nho mẫu đơn, nho hạ đen và lan ngọc đen theo tiêu chuẩn VietGAP.

Trước đây, vùng đất này người dân chủ yếu trồng ngô và một số loại rau màu. Chính vì thế, hiệu quả kinh tế trong sản xuất không cao, một số hộ không còn nhu cầu canh tác đã cho mượn ruộng hoặc bỏ không.

Khi triển khai trồng nho, HTX Nông nghiệp công nghệ cao Đồng Du thuê lại với mức 1,1 tạ thóc/sào/năm, tương đương khoảng 600.000 - 700.000 đồng.


 

 Anh Phạm Ngọc Hải (xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) đã mạnh dạn đầu tư 5.000 gốc nho. Ảnh: Hồng Nhân
Anh Phạm Ngọc Hải (xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) đã mạnh dạn đầu tư 5.000 gốc nho. Ảnh: Hồng Nhân

"Tôi đánh giá mô hình này là hướng đi đúng đắn, phù hợp. Cây nho đòi hỏi kỹ thuật cao, môi trường, độ ẩm tốt. Việc này HTX nông nghiệp công nghệ cao Đồng Du đã đáp ứng được thể hiện qua việc vụ đầu tiên đã cho kết quả tích cực. Phía địa phương luôn ủng hộ, hỗ trợ HTX để phát triển, xây dựng, mở rộng diện tích cũng như tạo thêm đầu ra cho sản phẩm".

Ông Trần Đình Lâm

"Khởi nghiệp trên chính quê hương mình là điều tôi luôn ấp ủ nên đã cùng gia đình quyết tâm đầu tư trồng nho. Nhận thấy cây nho chưa ai trồng, lần đầu tiên được đưa vào sản xuất theo hướng hàng hóa. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để HTX phát triển. Qua vụ đầu tiên cho thấy cây nho hứa hẹn tạo nên sự chuyển biến mới về hiệu quả, giá trị trên đồng ruộng" - anh Hải cho biết.

Theo đó, toàn bộ diện tích 2ha đều được trồng trong nhà kính đơn giản, tạo thành từng luống. Hệ thống tưới nhỏ giọt tự động tiết kiệm nước. Toàn bộ quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh cho nho được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học. HTX thuê kỹ sư nông nghiệp được đào tạo tại Nhật Bản phụ trách chính về kỹ thuật.

"Cây nho đòi hỏi phải có sự sát sao về kỹ thuật để đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt. Việc phòng ngừa bọ cánh cứng hút nhựa làm lá khô, rụng và sâu ăn lá cũng rất quan trọng. Để chùm nho đều quả, phát triển cân đối, phải thường xuyên tỉa quả. Đây là công đoạn quyết định chất lượng, hình dáng chùm nho sau này.

Khi nho bắt đầu chuyển màu từ xanh sang đỏ phải bọc lưới để quả đẹp mã, phòng trừ sâu và chim, chuột gây hại. Trồng nho trong mô hình nhà kính đơn giản giúp cây trồng không phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nhất là khí hậu miền Bắc phân rõ các mùa trong năm" - anh Hải nói.

HTX nông nghiệp công nghệ cao Đồng Du lựa chọn 3 giống chính đưa vào sản xuất, gồm nho hạ đe, mẫu đơn xanh và lan ngọc đen. Trong đó, giống nho lan ngọc đen quả nhỏ, chín thâm đen, có vị chát chuyên dùng để ngâm và chế biến rượu nho, hai giống còn lại bán thương phẩm ra thị trường phục vụ người tiêu dùng.

Theo chủ vườn nho, mẫu đơn là loại nho có giá trị kinh tế cao nhưng khó trồng. Tuy nhiên, tại Đông Du đã có lứa quả đầu tiên.


Trồng nho, hái đến đâu thương lái thu đến đó

HTX Nông nghiệp công nghệ cao Đồng Du đã tìm và liên kết được các đầu mối để đưa sản phẩm nho và rượu nho vào các chuỗi siêu thị, cửa hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số địa phương khác trong cả nước.

Theo anh Phạm Ngọc Hải - HTX Nông nghiệp công nghệ cao Đồng Du, đây là vụ đầu tiên cho thu quả. Tính với giá thị trường hiện tại, vườn nho đã cho thu nhập 400 triệu đồng.


 

HTX nông nghiệp công nghệ cao Đồng Du lựa chọn 3 giống chính đưa vào sản xuất, gồm nho hạ đen, mẫu đơn xanh và lan ngọc đen. Ảnh: H.N
HTX nông nghiệp công nghệ cao Đồng Du lựa chọn 3 giống chính đưa vào sản xuất, gồm nho hạ đen, mẫu đơn xanh và lan ngọc đen. Ảnh: H.N


Với giá bán tại vườn là 140.000 đồng/kg nho hạ đen, 270.000 đồng/kg nho mẫu đơn, theo ước tính, với hơn 5.000 gốc nho, nếu ổn định, mỗi năm gia đình anh Hải thu về không dưới 1 tỷ đồng.

"Về đầu ra, đến thời điểm này chúng tôi không phải lo lắng. Chỉ sợ không có hàng mà bán. Nho cho thu hoạch tập trung nên cần có nguồn tiêu thụ sản phẩm ổn định và đảm bảo giá bán. Nho được trồng theo hướng công nghệ cao sẽ cho sản lượng tốt, nếu vào thời điểm cây nho ổn định sinh trưởng và phát triển đạt 20 tấn/vụ

Cây nho có tuổi đời 20 năm, sẽ cho năng suất, sản lượng ổn định từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm cho thu hoạch 2 vụ quả. Vụ đầu tiên, nho mới bói quả nên năng suất chưa cao. Tuy nhiên, qua quá trình sản xuất, tôi đánh giá cây trồng này khá phù hợp với điều kiện vùng bãi tại Đồng Du. Cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu, bệnh…" - anh Hải phấn khởi chia sẻ.

Về chất lượng sản phẩm, anh Hải bảo, nho trồng tại Đông Du được đánh giá tương đương với những vùng trồng nho truyền thống khác, triển vọng sẽ cho năng suất cao trong những vụ tới. Ước tính, khi cây nho cho ổn định quả, giá trị sản xuất trên diện tích canh tác đạt hơn 2 tỷ đồng/ha/năm.

Theo kế hoạch năm 2022, HTX Nông nghiệp công nghệ cao Đồng Du sẽ đầu tư thuê thêm đất của người dân ở những diện tích trong vùng để phát triển thành vùng chuyên canh nho có tổng diện tích trên 5ha. Bên cạnh đó, HTX Nông nghiệp công nghệ cao Đồng Du đang hướng đến đầu tư cho quá trình sơ chế, kho lạnh bảo quản, vùng trồng nho mới bảo đảm sự ổn định, bền vững và phát huy được hiệu quả trong sản xuất.

Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Trần Đình Lâm - Chủ tịch Hội ND xã Đồng Du cho biết, đây là mô hình tiêu biểu cho trồng nho tại Hà Nam, chuyển đổi đem lại hiệu quả cao.


https://danviet.vn/anh-thanh-nien-danh-lieu-trong-thu-5000-goc-nho-ngay-vu-boi-da-cho-doanh-thu-nua-ty-dong-20220207142053694.htm

 

Theo Hồng Nhân (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.