Ảnh đẹp về thảm dã quỳ trên núi lửa Chư Đăng Ya

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Viên ngọc ẩn mình giữa Tây Nguyên - núi lửa Chư Đăng Ya - đang là điểm đến cuốn hút du khách tại Gia Lai với những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng.

 Đường lên núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ trên cao
Đường lên núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ trên cao



Tây Nguyên mùa này vàng rực hoa dã quỳ, mọc nhiều nhất ở ven đường, trên khắp những ngọn đồi và triền núi. Tại Chư Đăng Ya, Gia Lai, hoa dã quỳ nở vào cuối tháng 10 đến hết tháng 12 hàng năm.

Chư Đăng Ya (theo tiếng địa phương có nghĩa là củ gừng dại) - nằm cách thành phố Pleiku, Gia Lai khoảng 30km về phía bắc thuộc làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Ngọn núi này nằm ẩn mình giữa bạt ngàn rừng xanh, đã ngưng hoạt động hàng triệu năm.


 

Bình minh trên núi lửa
Bình minh trên núi lửa
Chư Đăng Ya bừng sáng và hùng vĩ khi mặt trời dần lên cao
Chư Đăng Ya bừng sáng và hùng vĩ khi mặt trời dần lên cao



Chư Đăng Ya đang vào mùa lễ hội hoa dã quỳ, diễn ra từ ngày 10 đến 13-11 với nhiều hoạt động phong phú. Du khách có thể ngắm hoa, leo núi, thưởng thức văn hóa cồng chiêng và ẩm thực bản địa như cơm lam, gà nướng hay rượu cần.

Trên đường lên núi lửa Chư Đăng Ya, du khách có thể bắt gặp những cây cổ thụ, cả luống ngô, khoai, bí đỏ hay dong riềng được nông dân trồng trên vùng đất bazan màu mỡ. Dong riềng được xem là loại cây trồng chủ đạo tại khu vực núi lửa này, vì chịu được khô hạn.

Dã quỳ nở nhuộm vàng óng ả hai bên đường dẫn tới chân đồi, và trải dài miên man tới miệng núi lửa, tô điểm cho cảnh sắc thiên nhiên Chư Đăng Ya thêm ấn tượng hơn.

Đứng trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya, phong cảnh hiện ra quá đỗi yên bình. Những nỗi phiền muộn của du khách dường như tan biến tất cả khi đắm chìm say mê trước những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng.

"Tôi không không khỏi choáng ngợp khi ngắm màu vàng đặc trưng hoa dã quỳ xung quanh sườn núi lửa Chư Đăng Ya" - nhiếp ảnh gia Thế Dũng chia sẻ.


 

Một nhiếp ảnh gia sáng tác ảnh mùa hoa dã quỳ
Một nhiếp ảnh gia sáng tác ảnh mùa hoa dã quỳ
Vùng trời bình yên miền cao nguyên
Vùng trời bình yên miền cao nguyên
 Vạt hoa dã quỳ bên sườn núi
Vạt hoa dã quỳ bên sườn núi
 Một góc đồi núi Chư Đăng Ya phủ thảm hoa dã quỳ nhìn từ cánh đồng ngô
Một góc đồi núi Chư Đăng Ya phủ thảm hoa dã quỳ nhìn từ cánh đồng ngô
Dã quỳ Chư Đăng Ya khoe sắc vàng. Hoa dã quỳ hay còn gọi cúc quỳ hay sơn quỳ thuộc họ cúc, có màu vàng cam, thường nở vào dịp cuối thu và đầu đông
Dã quỳ Chư Đăng Ya khoe sắc vàng. Hoa dã quỳ hay còn gọi cúc quỳ hay sơn quỳ thuộc họ cúc, có màu vàng cam, thường nở vào dịp cuối thu và đầu đông
Vạt hoa dã quỳ bên sườn đồi
Vạt hoa dã quỳ bên sườn đồi
Hoa đong đưa trong gió
Hoa đong đưa trong gió
 Quang cảnh Chư Đăng Ya đẹp mê ly vào mùa hoa dã quỳ
Quang cảnh Chư Đăng Ya đẹp mê ly vào mùa hoa dã quỳ
 Làng Ia Gri dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya. Du khách dễ dàng làm quen với những đứa trẻ hồn nhiên nơi làng cổ này
Làng Ia Gri dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya. Du khách dễ dàng làm quen với những đứa trẻ hồn nhiên nơi làng cổ này
 Mùa thu hoạch lúa
Mùa thu hoạch lúa
 Núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ phía xa
Núi lửa Chư Đăng Ya nhìn từ phía xa



Ngoài du khách, giới nhiếp ảnh gia thường check-in Chư Đăng Ya vào mùa hoa dã quỳ để ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất. Đây còn là nơi lý tưởng của các bạn trẻ để thực hiện một bộ ảnh cưới đậm chất Tây Nguyên.

Theo anh Thế Dũng, "Con đường Hàng thông - Vườn chè Biển Hồ - Núi lửa Chư Đăng Ya" được xem là cung đường đẹp như "chốn bồng lai tiên cảnh" ở Gia Lai khi lựa chọn đến núi lửa Chư Đăng Ya.

Với cung đường này, du khách xuất phát từ Ngã 4 Biển Hồ về hướng Kon Tum tầm 3km, rẽ vô đường Lê Văn Sỹ, đi ngang qua những địa danh nổi tiếng như con đường với 2 hàng thông cổ thụ tuyệt đẹp, vườn chè xanh ngát, chùa Bửu Minh với tượng Phật nằm và đập Tân Sơn thơ mộng.

Du khách tiếp tục di chuyển tới Ngã 3 đường liên xã Nghĩa Hưng - Chư Jôr, sau đó rẽ trái đi khoảng 5km sẽ đến núi lửa Chư Đăng Ya.


 

Một cung đường lên núi lửa
Một cung đường lên núi lửa



Ngoài sắc vàng hoa dã quỳ, du khách còn có thể ngắm "mùa vàng" Gia Lai với sắc hoa muồng vàng, đang nở khắp nẻo đường Gia Lai giữa tiết trời mùa thu.
 

Thiếu nữ bước đi giữa mùa hoa muồng vàng tại Bàu Cạn, Gia Lai
Thiếu nữ bước đi giữa mùa hoa muồng vàng tại Bàu Cạn, Gia Lai



Ngoài núi lửa Chư Đăng Ya, các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở Gia Lai không thể bỏ qua gồm vẻ đẹp yên bình của Biển Hồ (hồ T’Nưng, Pleiku), Thủy điện Yaly (huyện Chư Păh), Biển Hồ Chè thơ mộng (huyện Chư Păh) hay thác Phú Cường hùng vĩ (huyện Chư Sê).

Gia Lai đang vào mùa thu nắng lạnh, tiết trời dịu êm cùng với làn gió vi vu và rực vàng sắc hoa dã quỳ, hoa muồng như mời gọi du khách hãy lang thang khắp nẻo đường phố núi này.

 

Huỳnh Phương (Tuổi trẻ)
 Ảnh: Thế Dũng

 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.