An Khê: Hỗ trợ các dự án khởi sự kinh doanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên và chị em phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã An Khê phối hợp với Thị Đoàn An Khê tổ chức “Ngày hội khởi nghiệp và phát triển”. Có trên 100 sản phẩm được trưng bày, giới thiệu, tạo cơ hội để các sản phẩm đến tay người tiêu dùng, vươn ra thị trường.
Tại khuôn viên Hội trường 23-3 (cũ) của thị xã An Khê, 12 gian hàng bố trí liền kề quanh khoảng sân rộng đã tạo lối đi thông thoáng, thuận tiện cho khách hàng tham quan, mua sắm sản phẩm. Mỗi gian hàng có những sản phẩm đặc trưng, mang dấu ấn của từng địa phương như: váy, áo, khăn, mũ thổ cẩm của xã Tú An; các sản phẩm củ, quả, rau xanh của phường An Bình; những chậu hoa hồng, hoa lan, đá mỹ nghệ của phường Ngô Mây hay bưởi, quýt, cam, dừa của xã Cửu An…
  Hàng trăm sản phẩm được bày bán, giới thiệu tại ngày hội khởi nghiệp. Ảnh: N.M
Hàng trăm sản phẩm được bày bán, giới thiệu tại ngày hội khởi nghiệp. Ảnh: N.M
Bằng đôi bàn tay khéo léo, chị Lê Thị Nga (tổ 6, phường Tây Sơn) đã biến những vỏ chai nhựa, ống hút, thìa, dây nhựa... thành những bình hoa, đồ chơi, túi xách, mũ… rất hài hòa, tinh tế. Bê bình cúc rực vàng, chị Nga giới thiệu: “Bình hoa đẹp xinh này được tôi làm hoàn toàn từ rác thải nhựa, qua các công đoạn cắt ghép, phun màu mà được như thế này. Lâu nay, tôi chỉ làm để trang trí trong gia đình, tặng bạn bè, người thân. Lần đầu tiên mang sản phẩm ra giới thiệu và được mọi người quan tâm hỏi han, đặt mua, tôi thấy rất vui”-chị Nga phấn khởi nói. Ngoài ra, chị Nga còn bày bán những đĩa thạch rau câu 3D rất bắt mắt.
Xã Tú An cũng mang tới ngày hội nhiều sản phẩm độc đáo. “Gian hàng của chúng tôi có gần 20 mặt hàng như: khăn, váy, áo, túi xách… do chính tay các chị em phụ nữ, đoàn viên, thanh niên Bahnar dệt, đan, thêu. Chúng tôi còn mang đến đây nhiều loại rau củ quả là những sản phẩm “cây nhà lá vườn” ngon, bổ, rẻ. Đây là cơ hội cho chị em phụ nữ, đoàn viên, thanh niên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm để làm ra các sản phẩm có mẫu mã đẹp hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường”-chị Trương Thị Hồng Tất-Bí thư Đoàn xã Tú An cho hay.
Cùng bạn bè trong cơ quan đến với ngày hội, chị Lê Thị Thanh Thúy (phường An Phú) thích thú nói: “Ngày hội đã hội tụ các sản phẩm đặc sản từng vùng của An Khê. Nhờ vậy mà tôi biết An Khê có đồ thổ cẩm, đá mỹ nghệ đẹp và nhiều loại trái cây ngon, giá rẻ”.
Bà Trịnh Thị Lê-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã An Khê-chia sẻ: Các sản phẩm của chị em trên địa bàn còn mang tính tự phát, manh mún, bó hẹp trong phạm vi xóm làng. Để phát huy những tiềm năng, thế mạnh và đưa các sản phẩm ra thị trường, Hội phối hợp với Thị Đoàn An Khê tổ chức “Ngày hội khởi nghiệp và phát triển” nhằm thúc đẩy phong trào thi đua và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp; tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, quản lý, tìm kiếm thị trường, quảng bá và xây dựng thương hiệu. “Sau ngày hội, chúng tôi sẽ thành lập tổ liên kết để chị em có cơ hội trao đổi hàng hóa, liên kết sản xuất; thông tin tới các cửa hàng, công ty để mở rộng thị trường tiêu thụ. Hội cũng đang làm hồ sơ giải ngân nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội thị xã An Khê để hỗ trợ 15 dự án kinh doanh khả thi với số vốn tối đa 50 triệu đồng/dự án”-bà Lê cho biết thêm.
 NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000).