Ai là chính chủ của căn nhà 318 đường Cách Mạng Tháng Tám?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tham gia cách mạng từ những năm kháng chiến chống Pháp và là gia đình có công nuôi giấu cán bộ cách mạng nhưng sau ngày giải phóng nhà của ông bà Nguyễn Trợ (SN 1926)-Nguyễn Thị Tuyến (SN 1930) hiện trú tại tổ 4, thôn Ia Rok, xã Chư Hdrông, TP. Pleiku lại bị ghép vào diện “nhà vắng chủ”. Sau đó, chính quyền địa phương đã ký quyết định thanh lý.

30 năm đi đòi nhà…

Năm 1973, ông Nguyễn Trợ và em trai là Nguyễn Tê có hùn tiền mua một căn nhà lợp tôn vách ván ở số 242 Cách Mạng Tháng Tám, thuộc khối phố 55, phường Hoa Lư, thị xã Pleiku, nay là nhà số 318 Cách Mạng Tháng Tám của ông Lê Văn Tài và vợ là Tôn Thị Nữ Dương Loan, diện tích 6 métx22 mét (giấy tờ mua bán có xác nhận đầy đủ của các cấp).

 

Ảnh: Lệ Hằng
Ảnh: Lệ Hằng

Tháng 4-1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, ông Tê và ông Trợ trở về quê ở Bình Định thăm cha mẹ. Vì không có bà con thân thích nên trước khi đi ông Tê gửi nhà lại cho ông Nguyễn Minh Ba (lúc bấy giờ là khối phố trưởng) trông coi giúp. Về quê, do người thân tập kết ở miền Bắc lâu ngày mới gặp nên anh em ông Tê nán lại chơi một thời gian.

Thời điểm đó, ông Phan Văn Dẫn (cán bộ Tổng kho bách hóa thuộc Công ty Công nghệ phẩm) không có nhà để ở nên khi thấy căn nhà đóng cửa, ông Dẫn hỏi ông Ba cho mượn để ở tạm ít hôm và ông Ba đã đồng ý mà không báo cho gia đình ông Tê và ông Trợ biết.

2 tháng sau, ông Trợ và Tê trở lại Pleiku thì mới hay nhà mình đã bị người khác chiếm dụng. Sau nhiều lần đòi không được, ông Trợ đến dỡ nhà thì bị chính quyền địa phương ngăn cản. Cũng từ đó, năm nào anh em ông Trợ cũng đến yêu cầu ông Dẫn trả lại nhà nhưng ông Dẫn cứ chây ỳ, kiên quyết không trả.

Năm 1982, khi Nhà nước có lệnh trả lại nhà vắng chủ, 2 ông đã có đơn xin lại nhà kèm theo biên bản họp dân ngày 6-2-1982 do ông Nguyễn Minh Ba chủ trì, nội dung biên bản ghi rõ: lấy ý kiến về căn nhà của ông Tê. Tại cuộc họp các ý kiến đều cho rằng căn nhà trên do ông Tê và ông Trợ mua từ năm 1973 và sau giải phóng đã gửi lại cho ông Ba trông giúp để về quê thăm gia đình (có xác nhận của UBND phường Hoa Lư). nhưng những người có trách nhiệm cứ hướng dẫn ông đi hết nơi này đến nơi khác để đòi nhà.

Ông Trợ và bà Tuyến đã không giấu nổi bức xúc: “Căn nhà chúng tôi mua vào thời đó với mục đích vừa để ở vừa làm nơi che giấu cán bộ cách mạng hoạt động. Thế nhưng không hiểu sao lại bị người khác chiếm dụng và liệt vào diện “nhà vắng chủ”(?!). Hơn 30 năm nay, vợ chồng tôi gửi đơn đến các cấp trung ương, địa phương... và cũng đã có nhiều ý kiến ở Trung ương chỉ đạo địa phương giải quyết trả lại nhà cho chúng tôi nhưng đến nay vẫn không được người có thẩm quyền ở tỉnh Gia Lai trả lời”.

Cán bộ quan liêu, dân khổ

Lật lại chồng đơn khiếu nại gửi các nơi, bà Tuyến phân trần: Căn nhà chúng tôi mua có giấy tờ hợp pháp, có biên bản họp dân xác nhận nhà có chủ nhưng UBND tỉnh Gia Lai-Kon Tum vẫn ban hành Quyết định số 58/QĐ-UB ngày 6-4-1982 cho thanh lý ngôi nhà này cho ông Phan Văn Dẫn đã làm cho gia đình tôi thật sự bất bình. Điều đáng nói ở đây là khi các cấp chính quyền thành lập đoàn cán bộ tiến hành thanh lý nhà nhưng người quan trọng nhất là ông Nguyễn Minh Ba vừa là khối phố trưởng vừa là người đứng ra cho ông Dẫn mượn căn nhà trên lại không được mời tham gia; họ tự ý kê biên rồi làm thủ tục thanh lý giao cho ông Dẫn theo diện bố trí nhà ở của UBND tỉnh lúc bấy giờ.

Một người dân có mặt tại cuộc họp ngày 6-2-1982 cho biết: Trong giấy xác nhận, ông Nguyễn Minh Ba ghi rõ căn nhà này ông Tê có gửi ông trông coi hộ để về quề đoàn tụ gia đình mừng ngày giải phóng thì sao lại liệt vào danh sách nhà vắng chủ. Một số cán bộ lúc đó làm việc quan liêu quá, nếu họ có tình, có lý thì làm gì để những cụ già trên 80 tuổi như vợ chồng ông Trợ, bà Tuyến phải chống gậy đi đòi nhà khổ sở như thế! Đây là sự tắc trách của chính quyền địa phương hay có gì còn uẩn khúc trong đó(?!).

Bà Nguyễn Thị Tuyến cho chúng tôi biết thêm: gia đình bà cũng đã nhận được rất nhiều thông báo của các cấp ở Trung ương cho biết đã đề nghị tỉnh Gia Lai giải quyết; thậm chí, tại các buổi tiếp dân bà đã đến gặp trực tiếp lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai nêu kiến nghị và nhiều lần được nghe lãnh đạo tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở Xây dựng giải quyết dứt điểm, nếu không trả bằng nhà, thì phải trả bằng tiền cho ông bà, không để kéo dài nữa nhưng rồi có thấy ai giải quyết đâu.

Ở cái tuổi gần đất xa trời, ông bà không có thu nhập gì thêm ngoài số tiền trợ cấp hàng tháng đối với người có công cách mạng là 515.000 đồng/người nên cuộc sống thật sự khó khăn. Trong khi đó gia đình ông Trợ lại phải mấy chục năm đi khiếu kiện đòi nhà bị chiếm dụng sai quy định nhưng không được giải quyết.

Lệ Hằng

Có thể bạn quan tâm

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

(GLO)- Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri huyện Kbang, Đak Đoa, Đak Pơ và thị xã An Khê liên quan đến việc thi công đấu nối đường dân sinh với đường tỉnh 669, dự án thuê đất trồng rừng của Công ty TNHH Hưng Thịnh Nguyên và chính sách hỗ trợ làm ao, hồ nhỏ đảm bảo nước tưới cho cây trồng.

Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

Gia Lai bố trí lại hơn 179,5 tỷ đồng từ nguồn sử dụng đất cho dự án hồ sơ địa chính

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 505/NQ-HĐND về việc sử dụng nguồn tiền sử dụng đất của dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và dữ liệu địa chính tỉnh Gia Lai chưa phân bổ để cấp cho các dự án đầu tư từ nguồn tiền sử dụng đất chưa được cấp.

Các cây gỗ lớn bị cưa hạ nằm chỏng chơ tại khuôn viên trụ sở UBND phường Cheo Reo. Ảnh: NLĐO

Việc chặt cây gỗ lớn tại trụ sở phường Cheo Reo: Nếu vi phạm sẽ xử lý theo quy định

(GLO)- Theo một số thông tin báo chí đăng tải, trước ngày sáp nhập xã, phường, hàng loạt cây gỗ lớn trong khuôn viên trụ sở UBND phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa) bị cưa hạ rồi đem bán, khiến nhiều người dân bức xúc. Để làm rõ thông tin này, P.V Báo Gia Lai đã vào cuộc tìm hiểu.

Tặng nhiều phần quà cho người nghèo và học sinh khó khăn huyện Chư Sê

Tặng nhiều phần quà cho người nghèo và học sinh khó khăn huyện Chư Sê

(GLO)- Ngày 22-6, Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phối hợp với chùa Mỹ Thạch và nhóm giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP. Hà Nội) và đoàn từ thiện TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) tổ chức chương trình “Tiếp sức đến trường” cho học sinh dân tộc thiểu số và người dân khó khăn.

Lời cảm ơn

Lời cảm ơn

(GLO)- Báo Gia Lai trân trọng cảm ơn những tình cảm quý báu của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, quý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).

null