9X khởi nghiệp với nghệ thuật lân sư rồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở tuổi 23, Võ Hoàng Giang (23 tuổi, ngụ P.Long Hòa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) đã khởi nghiệp thành công khi thành lập Đoàn nghệ thuật lân sư rồng Giang Anh Đường, được nhiều người biết đến với tuyệt kỹ múa lân và làm đầu lân truyền thống.

 



Vì đam mê nghệ thuật múa lân nên năm 12 tuổi anh Giang đã xin theo các đoàn để học hỏi. Năm 16 tuổi, sau khi lĩnh hội được những tuyệt kỹ múa lân, anh khăn gói lên TP.HCM tiếp tục học hỏi thêm kỹ thuật biểu diễn. Sau đó, anh trở về quê với vốn liếng là những kỹ thuật của nghề múa lân sư rồng, cũng như cách làm đầu lân, rồng và dụng cụ biểu diễn.

Đa phần các thành viên trong đoàn lân có tuổi đời trung bình khoảng 20
Đa phần các thành viên trong đoàn lân có tuổi đời trung bình khoảng 20



Lúc mới thành lập, đoàn lân chỉ có vài thành viên nhưng đến thời điểm này đã có 15 thành viên. Các thành viên vừa tham gia tập luyện, biểu diễn vừa làm đầu lân. Anh La Chế Linh (20 tuổi, ngụ Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ), chia sẻ: “Lúc còn đi học, tình cờ bạn của tôi có tham gia múa trong đoàn lân của anh Giang rồi giới thiệu tôi vô. Tôi được anh Giang truyền nghề miễn phí, kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình”.

Nhờ sản phẩm làm ra đẹp và đạt chất lượng tốt nên mỗi năm đoàn lân của anh Giang bán ra thị trường vài trăm đầu lân các loại, nhưng đắt nhất là vào dịp tết, trung thu. Sản phẩm không chỉ bán tại TP.Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL mà còn giao cho các đầu mối tại TP.HCM. “Trước tiên phải thổi vào đó cái hồn, cũng như dồn tâm huyết để làm ra một đầu lân thật sự đẹp mắt nên đòi hỏi công phu và độ khéo léo rất cao. Đầu lân trước tiên phải uốn khung sườn tỉ mỉ, khó nhất là phần trang trí, phải khéo léo uốn lượn theo từng nét cọ để tạo nên những hoa văn”, anh Giang chia sẻ.

Đặc biệt, các thành viên trong đoàn lân đều có tuổi đời trung bình khoảng 20. Lợi nhuận thu được hằng tháng từ việc bán đầu lân, múa lân dịch vụ... được anh Giang chia đều, tùy theo công sức đóng góp, trung bình mỗi thành viên thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Sau khi trả công, mua nguyên vật liệu, còn lại anh Giang dùng để duy trì hoạt động của đoàn, trang trải chi phí mua đồ đạc, dụng cụ tập luyện, biểu diễn.

Chị Nguyễn Thị Anh Thư, Bí thư Đoàn P.Long Hòa, cho biết: “Anh Giang còn rất trẻ nhưng đã khởi nghiệp thành công, đưa đoàn múa lân đi biểu diễn trong và ngoài thành phố. Đặc biệt, Đoàn nghệ thuật lân sư rồng Giang Anh Đường do anh Giang thành lập còn là nơi tập hợp nhiều đoàn viên thanh niên đến tham gia, được anh truyền nghề miễn phí, giúp tạo công ăn việc làm”.

Duy Tân (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.