8 cụm tín hiệu lạ ngoài hành tinh liên tục "cập bến" trái đất

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hệ thống kính viễn vọng vô tuyến CHIME của Canada liên tục bắt được 8 cụm tín hiệu ngoài hành tinh dạng lặp đi lặp lại.
Canadian Hydrogen Intensity Mapping Experiment (CHIME), một hệ thống kính viễn vọng vô tuyến hiện đại bậc nhất thế giới đặt tại Canada, là nơi đã bắt được 8 cụm tín hiệu lạ ngoài hành tinh. Mỗi cụm tín hiệu chỉ các tín hiệu phát đi từ một nguồn, phát nhiều lần lặp đi lặp lại. 6 trong số 8 cụm tín hiệu chỉ lặp lại 1 lần sau lần phát đầu tiên, 1 cụm lặp lại 2 lần, cái còn lại lặp lại 3 lần.
8 cụm tín hiệu mới này đã nâng tổng số cụm tín hiệu lặp đi lặp lại mà người trái đất bắt được lên 11.
Một phần hệ thống CHIME - ảnh:CHIME
Một phần hệ thống CHIME - ảnh:CHIME
Tất cả các tín hiệu lạ đều ở dạng chớp sóng vô tuyến (FRB), ngắn và sắc nét, và bản chất thật sự của chúng còn gây tranh cãi. FRB rất mạnh, có khi chỉ kéo dài vài mili giây, nhưng đủ phát ra nguồn năng lượng hơn cả năng lượng từ 500 triệu mặt trời trong khoảnh khắc đó. Nhiều nhà khoa học cho rằng FRB có thể sinh ra từ một sự kiện vũ trụ lớn, ví dụ sự va chạm của 2 sao neutron mang nguồn năng lượng khổng lồ, nhưng cũng có thể là tín hiệu từ một nền văn minh ngoài trái đất.
Những chớp sóng vô tuyến lặp lại như thế rất quý giá, cung cấp nhiều manh mối hơn so với các FRB đơn độc để các nhà khoa học có thể truy tìm nguồn bí ẩn phát ra nó.
"Có sự khác biệt giữa các nguồn, một số nguồn phát triển mạnh mẽ hơn các nguồn khác" – nhà vật lý Ziggy Pleunis từ Đại học MgGill (Úc), đơn vị dẫn đầu nghiên cứu, cho biết.
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục công trình nhằm tìm ra các thiên thể bí ẩn đã gửi đi những cụm tín hiệu lạ này. Các kết quả hiện đã công bố trực tuyến và sẽ được đăng tải trên The Astrophysical Journal Letters.
Vào tháng trước, lần đầu tiên một nhóm khoa học gia đã xác định được nguồn của một cụm tín hiệu lặp đi lặp lại khác mà kính viễn vọng Gemini South ở Chile bắt được: một thiên hà cách chúng ta tận 3,6 tỉ năm ánh sáng.
A. Thư (Theo RT, Science Alert, nld)

Có thể bạn quan tâm