50 năm thống nhất đất nước: Ngày 16/4/1975: Giải phóng Ninh Thuận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

7h sáng 16/4/1975, bộ đội ta làm chủ thị xã Phan Rang; 9h30, cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Tòa hành chính tỉnh Ninh Thuận: tỉnh Ninh Thuận hoàn toàn giải phóng.

ninh-thua.jpg
Quân giải phóng đánh chiếm sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận). (Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN)

Sau khi thất thủ ở Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng và nhiều địa bàn trọng yếu tại các tỉnh dọc Duyên hải miền Trung, chính quyền Việt Nam Cộng hòa hốt hoảng tìm mọi cách trấn giữ Sài Gòn.

Chúng vội vã xây dựng một tuyến phòng thủ mạnh ở Phan Rang, hô hào “tử thủ” để bảo vệ Sài Gòn từ xa, với ý đồ lập “lá chắn thép” ở đây để chặn đường bộ, đường biển của quân ta.

Tại Phan Rang, quân địch tăng cường tập trung lực lượng gồm Sư đoàn 6 không quân, 2 Trung đoàn và Tiểu đoàn bộ binh, Liên đoàn biệt động quân 31, 2 Chi đoàn xe tăng, 1 hạm đội ở ngoài khơi sẵn sàng chi viện.

Tất cả các đơn vị trên được bố trí tạo thành tuyến phòng thủ dày đặc từ Du Long vào đến trung tâm thị xã Phan Rang và sân bay Thành Sơn, do Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 ngụy trực tiếp chỉ huy.

Để đập tan tuyến phòng thủ từ xa của địch, Tư lệnh cánh quân duyên hải, Thượng tướng Lê Trọng Tấn quyết định sử dụng Sư đoàn 3 (Quân khu 5), Sư đoàn 325, Trung đoàn 25 Tây Nguyên và Quân khu 6 cùng các lực lượng tại Ninh Thuận lên kế hoạch tấn công “lá chắn thép” Phan Rang của địch; đồng thời giao nhiệm vụ cho lực lượng vũ trang Ninh Thuận, chủ yếu là bộ đội đặc công, cung cấp tình hình, trinh sát dẫn đường, hiệp đồng đánh địch, truy quét tàn quân.

Rạng sáng ngày 16/4/1975, từ các hướng, bộ binh và xe tăng của ta đồng loạt tiến công các mục tiêu trong thị xã Phan Rang.

Trung đoàn 101 Sư đoàn 325 dẫn đầu tiến công binh lính Tiểu đoàn 3, Liên đoàn biệt động quân 31 phòng thủ ở Hội Diên, An Xuân, sau đó tiến về phía ngã ba Cà Đú, ấp Đái Sơn. Tiểu đoàn 2 và 3 hành quân cơ giới tiếp sau. Lữ đoàn 164 pháo binh chi viện hỏa lực.

Sư đoàn 3, Quân khu 5 và Trung đoàn 25 cùng phối hợp với mũi thọc sâu của Sư đoàn 325 tiến công một số mục tiêu trong thị xã Phan Rang và sân bay Thành Sơn. Trung đoàn 101 và Sư đoàn 3 anh dũng đánh lui các đợt phản kích của địch, chiếm sân bay Thành Sơn.

7 giờ cùng ngày, bộ đội ta hoàn toàn làm chủ thị xã Phan Rang.

Một bộ phận quân ta nhanh chóng ra chiếm cảng Tân Thành, Ninh Chữ. Một bộ phận khác theo Đường 1 tiến xuống phía Nam thị xã chiếm cầu Đạo Long, quận lỵ Phú Quý. Bị mất thị xã Phan Rang trong chớp nhoáng, quân địch vô cùng khiếp hãi, hoảng loạn tháo chạy.

Đến 9 giờ 30 phút cùng ngày, Cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Tòa hành chính tỉnh Ninh Thuận, đánh dấu tỉnh Ninh Thuận hoàn toàn giải phóng.

Trước sức tấn công như vũ bão của quân ta trên các hướng, các mũi, quân địch chống cự yếu dần rồi bỏ vũ khí tháo chạy hỗn loạn.

Hơn 1 vạn quân địch ở tuyến phòng thủ Phan Rang bị diệt và tan rã. Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 ngụy và Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 không quân, cùng cùng nhiều sỹ quan, binh lính địch bị bắt.

Quân ta thu nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch, trong đó có các máy bay A37 còn nguyên vẹn.

Trận tiến công tuyến phòng thủ Phan Rang của địch bằng sức mạnh hiệp đồng binh chủng đã thắng lợi giòn giã. “Lá chắn thép” Phan Rang của địch bị đập tan làm suy yếu và rung động tuyến phòng ngự chủ yếu của địch trên hướng Đông từ Phan Thiết đến Xuân Lộc, tạo thế mở đường cho quân ta tiếp tục theo Đường 1 tiến về giải phóng Sài Gòn.

22 giờ ngày 16/4/1975, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi Điện khen toàn thể cán bộ, chiến sĩ đã chiến thắng tại Phan Rang.

Cùng ngày, Quân ủy Trung ương Điện cho Quân đoàn 2 lệnh: phải nhanh chóng truy kích địch, phát triển tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ, quyết giành thắng lợi mới; khẩn trương củng cố lực lượng, tiếp tục hành quân chiến đấu, kịp thời gian tham gia Chiến dịch giải phóng Sài Gòn.

Ngày 16/4/1975, tại Sở chỉ huy ở Đồng Xoài, Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 tổ chức giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc.

Một số đơn vị thuộc Quân đoàn 3, như Trung đoàn pháo binh 675, Trung đoàn phòng không 593, Trung đoàn công binh 575 và Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn công binh 7), Trung đoàn thông tin 29, Trung đoàn đặc công 198 và lực lượng hậu cần Quân đoàn 3, đã có mặt tại vị trí tập kết và triển khai công tác chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Cùng ngày, tại Mỹ, Tổng thống Mỹ G. Pho ra lệnh cho đại sứ Matin ở Sài Gòn thuyết phục và gây sức ép buộc Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu từ chức để mong cứu vãn được tình thế.

Theo Hoàng Yến (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

50 năm đất nước thống nhất: Ngôi trường kết hợp giáo dục 2 miền Nam, Bắc

50 năm đất nước thống nhất: Ngôi trường kết hợp giáo dục 2 miền Nam, Bắc

Đi lên từ những ngày gian khó khi quê hương vừa trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt, thầy cô ngôi trường ở Quảng Trị được giao trọng trách hồi sinh sự nghiệp giáo dục trên quê hương, mà ở đó mỗi tấc đất đều thấm đẫm máu xương của biết bao chiến sĩ, đồng bào.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.