45 học sinh Gia Lai tham gia trải nghiệm nông dân 4.0

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 23-2, 45 học sinh nội trú thuộc khối Tiểu học và học sinh nội trú các lớp 6, 7 Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai (APC Gia Lai) tham gia trải nghiệm là người nông dân 4.0 tại nông trại Upes Garden (thôn 4, xã Biển Hồ, TP. Pleiku).

Trong buổi trải nghiệm, các em học sinh được tìm hiểu và tham gia vào các công việc của người nông dân như: tham quan cánh đồng lúa nước sau vụ thu hoạch, lội ruộng bắt cá, cua, đào khoai và tìm hiểu quá trình trồng, chăm sóc cây cà chua, dâu. Sau đó, các em sẽ thưởng thức những sản phẩm mà mình vừa bắt và thu hoạch được.

Ngoài ra, các em còn tham gia các trò chơi teambuilding kết hợp với giáo dục trải nghiệm như: đua phao hơi, kẹp bóng, thi bắt cá, thử thách kỷ lục Guinness...

Mặc dù còn vụng về trong những công việc đầu tiên, mồ hôi ướt đẫm trên áo nhưng các em vẫn rất hào hứng và rạng rỡ.

Cầm trên tay củ khoai vừa đào được, em Nguyễn Ngọc Anh (học sinh lớp 6A1) không giấu được niềm vui: “Em cảm thấy hoạt động hôm nay rất vui và bổ ích. Em và các bạn không chỉ được chơi các trò chơi ngoài trời mà còn cùng nhau lưu giữ những kỷ niệm tuyệt vời.

Hoạt động này giúp chúng em hiểu rõ hơn về công việc của các cô, chú nông dân. Em hy vọng trường sẽ tổ chức nhiều hoạt động như thế này nữa để chúng em có thêm nhiều cơ hội được trải nghiệm và học hỏi từ thực tế”.

Clip: Các em học sinh Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai (APC Gia Lai) hào hứng tham gia trải nghiệm là người nông dân 4.0 tại nông trại Upes Garden. Thực hiện: Đồng Lai

Chương trình không chỉ mang đến cho các em cơ hội hòa mình vào thiên nhiên, mà còn giúp các em hiểu rõ hơn về quy trình trồng trọt và chăm sóc cây cà chua, dâu cùng những kỹ năng trong cuộc sống, học tập. Bên cạnh đó, chương trình còn tạo ra những cơ hội thú vị để học sinh tham gia vào các trò chơi ngoài trời, nâng cao tinh thần đồng đội và sự sáng tạo.

Có thể bạn quan tâm

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Các trường học cần tăng cường giáo dục nâng cao ý thức cho học sinh trong việc tiếp xúc trên môi trường mạng. Ảnh: H.Đ.T

Chung tay bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(GLO)- Sự phát triển của công nghệ đã mang lại cho trẻ em cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với internet. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, các em ít được trang bị đủ kỹ năng tự vệ nên đối diện với rủi ro và dễ bị xâm hại. Vì vậy, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đang là vấn đề cấp bách hiện nay.

Minh họa: Huyền Trang

Nắng đượm thềm xuân

(GLO)- Trời nhè nhẹ dần ấm lên theo bước đi chầm chậm của mùa xuân. Ai cũng có cảm giác ngày tháng thênh thênh dài rộng hẳn ra, dù mỗi ngày vẫn chừng ấy giờ đồng hồ.

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

Học sinh trưởng thành từ hoạt động tình nguyện

(GLO)- Những câu lạc bộ (CLB) tình nguyện giúp học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Gia Lai lan tỏa lòng nhân ái, tình yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động tình nguyện đã tạo môi trường để các em trau dồi kỹ năng, có thêm trải nghiệm để trưởng thành.

Từ trái sang: các đảng viên trẻ Lê Trung Sơn, Giang Lê Minh, Mai Cao Trung Hiếu thể hiện sự quyết tâm trước khi lên đường nhập ngũ. Ảnh: M.N

Tự hào được kết nạp vào Đảng trước khi nhập ngũ

(GLO)- Trước khi lên đường nhập ngũ, nhiều thanh niên ưu tú ở TP. Pleiku vinh dự được kết nạp vào Đảng. Đây là niềm tự hào và là động lực để các tân binh tiếp tục phấn đấu trong học tập, rèn luyện, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ trong môi trường quân ngũ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nét chữ đầu xuân

(GLO)- Sau chuỗi ngày đông giá lạnh, tia nắng ấm áp mùa xuân đánh thức tất thảy những nụ mầm. Luồng sinh khí mới thổi qua như một cuộc chuyển giao âm thầm mà mãnh liệt. Một vòng tuần hoàn lại bắt đầu cho những ước mong.

Thời khắc thiêng liêng

Thời khắc thiêng liêng

(GLO)- Khi mâm cúng tất niên được bày biện tươm tất hay lễ cúng trừ tịch (cúng Giao thừa) hiện diện trong mỗi nếp nhà, có lẽ đó là những thời khắc thiêng liêng với mỗi gia đình.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.