Những món ăn thừa vào buổi tối thường được cho vào tủ lạnh rồi hâm lại vào bữa trưa hôm sau. Dù vẫn còn hương vị thơm ngon nhưng một số món có thể gây hại.
Củ dền được nấu chín, bảo quản trong tủ lạnh và hâm nóng không đúng cách có thể làm nitrat chuyển hóa thành nitrit, rồi tiếp tục chuyển hóa thành chất nitrosamine. Một vài loại trong nhóm chất này khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK |
Để đảm bảo sức khỏe, mọi người không nên để vào tủ lạnh rồi hâm lại vào trưa hôm sau với những món sau, theo The Healthy.
1. Củ dền
Củ dền chứa các hợp chất không chỉ giúp tăng cường sức bền khi tập luyện thể thao mà còn có tác dụng giảm huyết áp. Tuy nhiên, củ dền có chứa nitrat. Chất này lại phản ứng kém với nhiệt.
Khi thực phẩm giàu nitrat như củ dền được nấu chín, việc bảo quản trong tủ lạnh và hâm nóng không đúng cách có thể làm nitrat chuyển hóa thành nitrit, rồi tiếp tục chuyển hóa thành chất nitrosamine. Một vài loại trong nhóm chất này khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, theo The Healthy.
Vì vậy, để tận dụng tốt lợi ích của củ dền, người ăn không nên ăn củ dền thừa được hâm nóng từ bữa ăn trước đó.
Khoai tây sau khi nấu chín không nên để ngoài không khí quá lâu vì có thể sản sinh vi khuẩn gây ngộ độc ẢNH: SHUTTERSTOCK |
2. Khoai tây
Khoai tây là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Nhưng sau khi nấu chín, khoai tây để ngoài không khí quá lâu có thể sản sinh Clostridium botulinum, loại vi khuẩn gây ngộ độc, theo The Healthy.
3. Cải bó xôi
Cũng như củ dền, cải bó xôi là loại thực vật giàu nitrat, thường được nấu chín chứ không ăn như rau sống. Do đó, trữ lạnh rồi hâm lại có thể làm sản sinh chất có khả năng gây ung thư nitrosamine.
Ngoài ra, chất nitrat khi được nấu ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra nitrit. Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Pediatric Research phát hiện chất nitrit trong rau cải nấu chín không thực sự an toàn cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý khi xay nhuyễn cải bó xôi cho vào món ăn dặm của bé, theo The Healthy.
4. Dầu ô liu
Các loại dầu thực vật như dầu ô liu, hạt cải, hạt lanh rất giàu a xít béo omega-3 và chất béo không bão hòa đơn có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, các loại chất béo này cũng nhạy cảm với nhiệt độ.
Khi cho dầu thực vật vào món ăn, việc nấu chín và hâm lại sẽ khiến thực phẩm dễ bị hỏng hơn, theo The Healthy.
Theo Ngọc Quý (Thanh Niên)