3 mẹo để xem mưa sao băng Lyrids ở Việt Nam ngày mai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiện tượng mưa sao băng Lyrids kỳ thú sẽ xuất hiện vào ngày 22 - 23.4 này. Để quan sát đợt mưa sao băng này, cần nắm rõ tính chất và quy luật của nó.

 

Mưa sao băng Lyrids được chụp vào ngày 22 tháng 4 năm 2013 tại Thung lũng Hope, California. Ảnh: Mark Lissick/Wildlight Nature Photography.
Mưa sao băng Lyrids được chụp vào ngày 22 tháng 4 năm 2013 tại Thung lũng Hope, California. Ảnh: Mark Lissick/Wildlight Nature Photography.



Mưa sao băng Lyrids hàng năm từ khoảng 16 đến 25.4. Năm 2020, dự kiến ​​mưa sao băng sẽ bắt đầu vào đêm muộn ngày 19 tháng 4 năm 2020 và có thể đạt cực đại vào đêm 22.4 và ngày 23.4.

Bất kể bạn ở đâu trên trái đất thì thời gian tốt nhất để quan sát tốt nhất là từ nửa đêm đến rạng sáng. Và tờ Earthsky đã đưa ra những mẹo hay để quan sát mưa sao băng mà nhiều người chưa nắm rõ.

Mẹo 1: Tìm hiểu về điểm cực đại của đợt mưa sao băng này

Nếu bạn theo dõi đường đi của tất cả các thiên thạch Lyrids, chúng dường như tỏa ra từ chòm sao Lyra gần ngôi sao rực rỡ Vega. Tên mưa sao băng Lyrids cũng xuất phát từ tên chòm sao Lyra này.

Tuy nhiên bạn không cần xác định Vega hoặc Lyra để xem mưa sao băng Lyrids vì sao băng có xu hướng tỏa ra từ phía chòm sao Lyra (Thiên Cầm), nhưng cũng có thể bất ngờ xuất hiện bất cứ nơi đâu trên bầu trời.

Tất cả những gì bạn nên tìm hiểu là cực điểm của nó. Mưa sao băng leo lên cao suốt đêm, khá cao vào nửa đêm và cao nhất ngay trước khi trời sáng.

Điều đó không có nghĩa là bạn bỏ qua thời gian vào tối muộn - đó cũng là khoảng thời gian tiềm năng để ngắm hiện tượng này.

Mẹo số 2: Quan sát tránh xa ánh đèn thành phố

Nơi nào có điều kiện thời tiết tốt, góc nhìn rộng, không đứng dưới đèn đường và nơi có ánh sáng nhân tạo vì loá mắt sẽ dễ quan sát hơn. Trên thực tế khu vực quan sát tốt là xa các đô thị lớn, đặc biệt dễ quan sát ở núi cao, bờ biển.

Mẹo số 3: Đừng mong đợi quá nhiều

Đi ngắm mưa sao băng giống như đi câu cá vì không phải lúc nào cũng có thể quan sát được. Bạn chờ đón và tận hưởng không khí về đêm bên bạn bè, người thân nhưng không nên quá mong đợi.

Đối với người quan sát ở phía nam bán cầu sẽ khó quan sát mưa sao băng hơn ở bắc bán cầu.

Một số sự thật thú vị khác về mưa sao băng Lyrids

Lyrids đã từng có sự bùng nổ. Ví dụ, vào năm 1982, các nhà quan sát ở Mỹ đã chứng kiến ​​sự bùng nổ của gần 100 vệt sao băng Lyrid mỗi giờ. Các nhà quan sát Nhật Bản đã nhìn thấy khoảng 100 vệt sao băng mỗi giờ vào năm 1945 và các nhà quan sát Hy Lạp đã nhìn thấy con số đó vào năm 1922. Tuy nhiên chưa có sự bùng nổ Lyrid nào được dự đoán cho năm 2020.

Mưa sao băng Lyrids có khoảng 10 đến 20 (hoặc hơn) vệt sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm vào một đêm không trăng. Năm 2020 mặt trăng đang gần ở pha trăng mới  sẽ không gây trở ngại cho việc quan sát mưa sao băng.

Mưa sao băng Lyrid có nguồn gốc từ các hạt bụi và mảnh vỡ của sao chổi C/1861 G1 Thatcher, được khám phá vào năm 1861. Chúng quay quanh Mặt Trời theo chu kỳ nhất định với quỹ đạo hình elip. Khi cắt ngang qua quỹ đạo của Trái Đất (mỗi năm một lần), một phần của đám bụi vũ trụ này sẽ xuyên qua lớp khí quyển Trái Đất và bốc cháy, tạo ra hiện tượng mưa sao băng.

 

https://laodong.vn/xa-hoi/3-meo-de-xem-mua-sao-bang-lyrids-o-viet-nam-ngay-mai-799886.ldo

Theo Thảo Anh (LĐO/Earthsky)

Có thể bạn quan tâm