Bảo hiểm nông nghiệp: Thị trường còn bỏ ngỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tình trạng thiên tai (bão, lụt, hạn hán) kéo dài và các hình thái thời tiết, khí hậu cực đoan liên tục xảy ra trong thời gian qua đã góp phần gia tăng rủi ro, gây thiệt hại rất lớn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Để đề phòng, hạn chế tổn thất xảy ra bất cứ lúc nào, việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp được xem là một giải pháp tài chính có thể chia sẻ rủi ro với nông dân... 

 

 Bảo hiểm cho cây cà phê là một giải pháp giảm thiểu rủi ro cho nông dân. Ảnh: H.B
Bảo hiểm cho cây cà phê là một giải pháp giảm thiểu rủi ro cho nông dân. Ảnh: H.B

Theo Quyết định số 315/2011/QĐ-TTg  ngày 1-3-2011 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại địa bàn 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, đối tượng bảo hiểm là cây lúa, vật nuôi (trâu, bò, heo, gia cầm) và thủy sản (cá tra, cá basa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng); người tham gia bảo hiểm được Nhà nước hỗ trợ chi phí bảo hiểm với mức 100% đối với hộ nghèo, 60% đối với hộ cận nghèo và 12% đối với các tổ chức. Qua hơn 4 năm triển khai thí điểm, đã có 304.000 hộ nông dân tham gia, với giá trị bảo hiểm là 7.700 tỷ đồng, số tiền bồi thường là 712 tỷ đồng, doanh thu phí bảo hiểm là 394 tỷ đồng. So với quy mô, tiềm năng của thị trường nông nghiệp trong nước thì mức độ tiếp cận, doanh số bảo hiểm còn rất khiêm tốn. Đáng lưu ý, những khó khăn trong việc xây dựng hệ thống đánh giá, xác định mức độ thiệt hại, xác định mức bồi thường cộng với những rủi ro quá lớn cho cả doanh nghiệp và người tham gia... là nguyên nhân cản trở sự phát triển, mở rộng của loại hình bảo hiểm này.
 

Được biết, ABIC cùng Agribank sẵn sàng tham gia xây dựng mô hình và thể chế cho bảo hiểm cây cà phê. Theo đó, năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản phẩm cà phê phụ thuộc lớn vào điều kiện khí hậu, thời tiết, sâu bệnh… cũng như tác động của biến động giá cả và nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và thế giới. Trong giai đoạn đầu, ABIC sẽ bảo hiểm cho các rủi ro do thiên tai gây ra như: bão, lốc, lũ lụt, sét đánh, cháy… và một phần thiệt hại giảm năng suất của cây cà phê do sâu bệnh gây ra. Khách hàng của ABIC là những hộ nông dân, doanh nghiệp vay vốn tại Agribank ở 5 tỉnh Tây Nguyên.

Tại địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên-vùng tập trung chuyên canh các loại cây công nghiệp dài ngày, giá trị xuất khẩu cao như cao su, cà phê, hồ tiêu, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng đặc biệt quan tâm, xây dựng kế hoạch-sản phẩm phù hợp. Đơn cử như Công ty Bảo hiểm Bảo Minh đã triển khai bảo hiểm thí điểm theo chỉ số hạn hán cho cây cà phê tại địa bàn 5 huyện của tỉnh Đak Lak. Hoặc Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC)-Chi nhánh Đak Lak đang thực hiện hợp đồng bảo hiểm cho 1.000 ha cao su của 2 doanh nghiệp với giá trị bảo hiểm lên đến 800 tỷ đồng.

Trao đổi xung quanh vấn đề bảo hiểm cho cây cà phê, ông Nguyễn Thanh Hải-Trưởng phòng Kinh doanh của ABIC tại Gia Lai thẳng thắn nhìn nhận: tThị trường bảo hiểm nông nghiệp nói chung và sản phẩm bảo hiểm cho cây cà phê nói riêng nhiều tiềm năng, hấp dẫn nhưng rất khó làm cho cả doanh nghiệp bảo hiểm lẫn nông dân. Hiện ABIC mới chỉ triển khai sản phẩm bảo hiểm cho cây cao su và bảo hiểm mọi rủi ro cho vật nuôi. Còn bảo hiểm cho cây cà phê gặp khá nhiều trở ngại. Đa phần diện tích cà phê thuộc quy mô sản xuất hộ gia đình, nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Do đó, cần xây dựng mô hình và thể chế riêng cho loại hình sản phẩm này, giải quyết rốt ráo những rào cản kỹ thuật, rào cản pháp lý thì doanh nghiệp và nông dân mới tìm được tiếng nói chung.

Thực tế, vấn đề phí tham gia bảo hiểm nông nghiệp cũng là một rào cản khiến nhiều nông dân không mặn mà. Là một người chuyên canh cà phê, nông dân Đào Kim Thanh (tổ 8, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) cho biết: “Thực ra, nếu mình canh tác ở những vùng khí hậu-thời tiết ổn định thì không cần mua bảo hiểm. Trồng cây dài ngày nên hầu hết vốn liếng đều tập trung đầu tư cho vườn cây, lấy đâu ra để mua bảo hiểm nữa. Cây hồ tiêu, cà phê thường gặp rủi ro do thời tiết thì chắc mức phí bảo hiểm cũng tăng, nông dân không kham nổi. Tuy nhiên, nếu canh tác ở vùng khí hậu thất thường, thu hoạch theo kiểu cầu may rủi thì cũng nên cân nhắc tham gia bảo hiểm nông nghiệp”. 

 Hải Bình

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.