Tân tổng thống Hàn Quốc từng để vợ cầu hôn trước đám đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc từng hỏi chồng có lấy mình không trước đám đông, hai người cũng phải vượt qua sự phản đối của cha mẹ cô dâu.


Cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc kết thúc hôm 9-5 với chiến thắng dành cho ông Moon Jae-in thuộc đảng Dân chủ tự do. Trong lễ nhậm chức ngày 10-5, báo giới dành không ít sự chú ý tới đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Jung-sook, người không mặc Hanbok, theo Ettoday.
 

Tổng thống Moon Jae-in và phu nhân Kim Jung-sook thời trẻ. Ảnh: Reuters
Tổng thống Moon Jae-in và phu nhân Kim Jung-sook thời trẻ. Ảnh: Reuters


Màn cầu hôn kỳ lạ

Ông Moon và bà Kim đều là sinh viên Đại học Kyung Hee. Bà Kim học khoa thanh nhạc, còn ông Moon học khoa luật. Một cựu sinh viên khoa luật đã giới thiệu với bà Kim về ông Moon, khi đó được mô tả là có khuôn mặt giống tài tử điện ảnh Pháp Alain Delon.

Cũng có nguồn tin cho rằng chuyện tình Moon-Kim bắt nguồn từ lời giới thiệu của anh trai bà Kim.

Lần đầu gặp gỡ, bà Kim tỏ ra không thích vì cho rằng ông Moon ăn mặc "không có thành ý", tức không chỉn chu. Vì ấn tượng không tốt nên cuộc hẹn đầu tiên chỉ dừng ở mức gật đầu chào nhau theo nghi thức giao tiếp thông thường ở Hàn Quốc.

Truyền thông Hàn Quốc cho biết chuyện tình giữa hai người nảy nở từ một cuộc biểu tình mà họ cùng tham dự. Ông Moon trúng lựu đạn hơi cay nên bị hôn mê. Bà Kim khi đó đang đi trên đường nhìn thấy, vội chạy tới dùng khăn ướt lau mặt cho chàng sinh viên "đẹp trai như Alain Delon". Lúc mở mắt ra, Moon thấy Kim đang ở cạnh mình, tình cảm bắt đầu nảy sinh và dần trở thành tình yêu.

Theo QQ.com, điều khiến nhiều người ngạc nhiên nhất là lời cầu hôn không xuất phát từ ông Moon mà từ bà Kim. Trong một lần ông Kim đang tụ tập cùng bạn bè, bà Kim đột nhiên hỏi: "Anh có muốn cưới em không? Trả lời nhanh".

Những người chứng kiến sự việc mô tả ông Kim lúc đó có vẻ bất ngờ tới mức đờ người. Có lẽ do quá ngạc nhiên, cộng thêm tính cách hướng nội, ông Kim chỉ đáp: "Được rồi". Mối tình kéo dài 7 năm đơm hoa kết trái bằng đám cưới, và sau đó là hai người con một trai, một gái.

Tân tổng thống Hàn Quốc kể lại việc chăm sóc từng ly từng tý của bà Moon khi ông bị ngất khiến ông vô cùng cảm động. Tuy nhiên, là người trầm tính, ông cũng không nói nhiều với cô gái.

Bà Kim cho biết khi đó bà cũng thấy chàng sinh viên khoa luật "đẹp trai như tài tử Pháp" có vẻ kiệm lời, song lại dành cho bà tình cảm sâu đậm.

Truyền thông Hàn Quốc bình luận rằng cuộc tình Moon-Kim có nhiều điểm đặc biệt khiến mọi người ngưỡng mộ. Hơn thế nữa, dù đã kết hôn 36 năm nhưng cả hai vẫn dành cho nhau những cử chỉ thân mật.

Cha mẹ nhà gái phản đối

 

Đám cưới của Moon Jae-in và Kim Jung-sook. Ảnh: QQ.com
Đám cưới của Moon Jae-in và Kim Jung-sook. Ảnh: QQ.com


Trong 7 năm yêu nhau, cặp Moon-Kim thường xuyên phải xa cách. Ông Moon từng phục vụ trong quân ngũ, sau đó có thời gian lên chùa để tìm không gian thanh tĩnh, học luyện thi vào ngành tư pháp. Mỗi lần gặp nhau, đa phần đều là bà Kim tìm tới.

Tuy nhiên, sau khi vượt qua nhiều trở ngại và quyết định đi tới hôn nhân, cặp tình nhân lại gặp phải sự phản đối quyết liệt từ gia đình nhà gái. Bố mẹ bà Kim cho rằng với một cô gái xuất thân từ tầng lớp trung lưu Hàn Quốc, vì sao phải lấy một chàng trai nghèo.

Sự phản đối của nhà gái khiến chàng trai Moon càng thêm nỗ lực học tập. Sau khi thi đỗ vào ngành tư pháp, hai người đã tổ chức đám cưới.

Tuy nhiên, sóng gió vẫn chưa dừng lại khi ông Moon không thể trở thành quan tòa hoặc kiểm sát viên do đã từng tham gia cuộc biểu tình phản đối chính quyền lúc còn là sinh viên.

Tâm nguội ý lạnh, Moon quyết định trở lại thành phố cảng Busan, nơi ông đã sinh ra. Bà Kim cũng bỏ giấc mơ âm nhạc từ nhỏ để trở thành người nội trợ dù lúc đó đã tốt nghiệp đại học và đang là thành viên đội hợp xướng thành phố Seoul.

Cuộc sống ở Busan khó khăn hơn bà Kim tưởng tượng do chồng bà quyết định cùng ông Roh Moo-hyun (sau này là tổng thống thứ 16 của Hàn Quốc) mở văn phòng luật chuyên tư vấn cho người nghèo. Đặc trưng công việc khiến thu nhập của ông Moon rất ít, cuộc sống gia đình càng thêm khó khăn.

Để trang trải cuộc sống, bà Kim định buôn bán bất động sản song bị chồng ngăn cản. "Em đi buôn bán nhà, những người không có nhà cửa sẽ nghĩ thế nào. Đây là lừa gạt đất nước", ông Moon nói.

Dù không đồng ý với cách nghĩ của chồng, song bà Kim vẫn chấp thuận từ bỏ ý định buôn bán bất động sản.

 

Dù đã cưới nhau hơn 30 năm song vợ chồng tổng thống Hàn Quốc vẫn dành cho nhau những cử chỉ thân mật. Ảnh: Ettoday
Dù đã cưới nhau hơn 30 năm song vợ chồng tổng thống Hàn Quốc vẫn dành cho nhau những cử chỉ thân mật. Ảnh: Ettoday


Sau này, khi ông Moon cùng tổng thống Roh Moo-hyun đến Seoul, bà Kim trở thành "phu nhân số hai" ở Nhà Xanh (phủ tổng thống Hàn Quốc) vì ông Moon là chánh văn phòng tổng thống.

Tuy nhiên, lúc này ông Moon "quản giáo" vợ rất chặt chẽ, không cho bà tùy ý ra ngoài, càng không cho phép vợ tùy tiện nhận quà từ sự nhờ vả của người khác. Trong vài năm ở Nhà Xanh, vợ chồng Moon-Kim thậm chí còn rất ít tham gia các cuộc gặp của bạn bè thời đại học nếu đó không phải thuộc nhóm bạn rất thân thiết.

Vì nhiều lý do khác nhau, ông Moon quay lại Busan. "Tôi cảm thấy mình không phù hợp công việc (chính trị), nó giống như tôi đang mặc một bộ vest không vừa. Tôi luôn có ý nghĩ 'Mình sẽ quay trở lại vị trí trước đây, làm một luật sư'"-theo cuốn hồi ký của tân tổng thống Hàn Quốc.

Tổng thống Moon Jae-in nói trong mọi thăng trầm, vợ ông đều luôn bên cạnh chồng. Từ lúc cựu tổng thống Roh Moo-huyn tự sát vào ngày 23-5-2009 sau vụ bê bối gia đình ông nhận tiền hối lộ lên tới 6 triệu đô, cho tới khi ông Moon quay lại con đường chính trị, tranh cử nghị sĩ rồi tổng thống, bà Kim luôn là người sát cánh bên ông.

Theo QQ.com, ông Moon được coi là một trong những chính trị gia biết ăn mặc nhất Hàn Quốc, điều này cũng xuất phát từ con mắt thẩm mỹ của vợ ông.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.