Cần ngăn chặn tệ nạn tự tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, vừa qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tổ chức đoàn công tác đi khảo sát, tìm hiểu, đánh giá tình trạng “ma lai”, “thuốc thư” và vấn nạn tự tử trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các huyện: Đak Đoa, Kông Chro, Kbang, Chư Pah, Chư Sê, Chư Prông, Ia Grai, Krông Pa và thị xã Ayun Pa. Kết quả cho thấy, những năm qua, tình trạng “ma lai”, “thuốc thư” đã cơ bản được xóa bỏ. Riêng vấn nạn tự tử vẫn còn xảy ra khá phổ biến và đang có chiều hướng gia tăng ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, nhất là những thôn làng đặc biệt khó khăn.

Cô gái nhảy hồ tự tử được tổ Cảnh sát Cơ động Công an tỉnh Gia Lai cứu sống.
Cô gái nhảy hồ tự tử được tổ Cảnh sát Cơ động Công an tỉnh Gia Lai cứu sống.


Theo số liệu tổng hợp sơ bộ của các cơ quan chức năng thì Kông Chro là huyện có nhiều người dân tộc thiểu số tự tử nhất trong tỉnh. Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 693 vụ tự tử, làm chết 119. Trong đó, năm 2010 xảy ra 56 vụ, làm chết 15 người; năm 2014 xảy ra 124 vụ, chết 32 người. Riêng năm 2016 (tính đến ngày 19-5-2016) đã xảy ra 34 vụ, chết 3 người. Thị trấn Kông Chro và các xã Đak Kơ Ning, Đak Pơ Pho, Đak Pling, An Trung... là những địa phương có người dân tộc thiểu số tự tử nhiều nhất. Đa số người tự tử là do đời sống kinh tế quá khó khăn, nhận thức hạn chế, bế tắc trong cuộc sống. Phần lớn những người tự tử là thanh niên và trung niên, những lao động chính trong gia đình. “Lý do tự tử rất đơn giản như vợ chồng giận nhau, quan hệ tình cảm bị cấm cản, con đòi tiền mua xe máy không được, mẹ con bất đồng quan điểm với nhau, anh em mâu thuẫn với nhau, sống không có tiếng nói chung, bị la rầy nhiều lần, bị xúc phạm dẫn đến mặc cảm, xấu hổ, tự ti”-Đại tá Lê Hoài Nam-Trưởng Công an huyện Kông Chro, cho biết.

Vấn nạn tự tử không chỉ xảy ra nhiều trong đồng bào Bahnar ở các huyện phía Đông của tỉnh, mà với đồng bào Jrai ở các huyện phía Tây của tỉnh cũng diễn ra tương tự. Từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn huyện biên giới Ia Grai đã phát hiện 83 vụ người dân tộc thiểu số tự tử, làm 67 người chết, trong đó có 33 vụ, làm chết 15 người ở xã Ia Krái và 18 vụ, chết 18 người ở xã Ia O. “Đồng bào Jrai ở đây quan niệm lạc hậu rằng “chết trẻ khỏe ma...”. Cháu gái Puih HChan, gần 20 tuổi chỉ vì giận dỗi gia đình về chuyện phân chia tiền nong trong nhà đã uống thuốc diệt cỏ tự tử trong nhà rẫy ở gần làng Pang. Puih HChan chết đi, dân làng Pang làm đám tang theo phong tục, tốn kém quá nhiều công của, để lại những đau khổ không nguôi...”-ông Trương Văn Cường (làng Pang, xã Ia Chía, huyện Ia Grai) bộc bạch.

Không chỉ mất mạng, mất nhiều công của mà vấn nạn tự tử còn để lại nỗi ám ảnh, tâm lý bất ổn trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Dù con gái là chị Đinh Thị Biết tự tử đã 3 năm nay nhưng ông Đinh Binh (65 tuổi, ở làng Dâng, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro) vẫn còn đau buồn: “Con gái mình nghĩ chồng nó không chung thủy với vợ nên buồn bã đi lên nương rẫy, uống thuốc sâu tự tử. Con gái mình tự tử một thời gian, con rể mình buồn quá cũng lên rẫy treo cổ tự tử. Vợ chồng nó để lại 6 đứa con cho nhà mình, họ mình nuôi dạy. Khổ cực quá nhiều...”-ông Đinh Binh tâm sự.

Hoàng Minh

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.