Làm gì để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có công văn yêu cầu Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thực hiện kế hoạch “Đẩy mạnh công tác du lịch tỉnh Gia Lai năm 2017 và giai đoạn 2017-2020”. Lãnh đạo tỉnh Gia Lai cũng đặt mục tiêu trong vòng 10-15 năm tới, du lịch Gia Lai sẽ phát triển trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Thực lực du lịch của Gia Lai hiện nay ra sao, đóng góp được bao nhiêu phần trăm của GDP tỉnh nhà? Đây là một câu hỏi khiến nhiều người trăn trở. Nhìn vào các sản phẩm du lịch, nói rất nhanh là Gia Lai “chưa có chỗ ăn, chỗ chơi” cho du khách.  Khách du lịch đến Gia Lai ngắm Biển Hồ, ghé qua Đồng Xanh, mỗi nơi chỉ cần mươi phút là xong. Xa hơn, họ vào thăm thủy điện Ia Ly vì sự tò mò. Còn gì nữa? Những sản phẩm chúng ta kỳ vọng vẫn còn ở dạng tiềm năng. Du lịch văn hóa đang ngày càng kén chọn du khách. Khách đã đến một lần những điểm du lịch ở Gia Lai thì... không muốn quay trở lại.

 

Ảnh: H.T
Ảnh: H.T

Thực ra Gia Lai không nghèo danh lam thắng cảnh, nghèo sản phẩm níu chân du khách. Về  lịch sử chúng ta có cả một vùng “Tây Sơn Thượng” trải dài hàng trăm cây số dọc sông Ba. Có đến miền đất này mới lý giải được vì sao Nhà Tây Sơn thành công trong cuộc khởi nghĩa nông dân thần kỳ như vậy. Chúng ta có trận đánh Mỹ bằng quân chủ lực đầu tiên ở Ia Drăng, có con đường rút chạy dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ miền Nam, có lối mòn đầu tiên người Việt lên được Tây Nguyên... Du lịch văn hóa vẫn còn khá nhiều buôn làng Bahnar, Jrai đậm đà bản sắc và không gian văn hóa cồng chiêng-di sản phi vật thể thế giới. Du lịch điền dã có thu hoạch cà phê, cao su, đi thuyền trên các hồ... Du lịch sinh thái có Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, công viên địa chất toàn cầu, thác 9 tầng; du lịch ẩm thực có phở khô Gia Lai... Tuy nhiên, chúng ta chưa đầu tư xây dựng thương hiệu, chưa kết nối được các doanh nghiệp đầu tư du lịch đủ tầm để xây dựng nên các giá trị cho sản phẩm du lịch.

Tôi có dịp ra nước ngoài, thấy người ta làm du lịch vừa giỏi, vừa bài bản song vừa giản đơn đến lạ. Ví như đi Thái Lan, giá tour rất rẻ, rẻ hơn đi trong nước. Nghĩ không biết họ làm như vậy làm sao nhà tour có lãi, song người Thái kiếm tiền của du khách không phải qua giá tour, giá khách sạn mà... tổng hợp từ tất cả các khâu, miễn là thu hút khách đến Thái, móc hết hầu bao trước khi khách về, chứ không chặt chém như một số nơi ở ta. Họ móc túi khách hàng từ việc mua sắm các sản phẩm bản địa như hàng hóa từ da cá sấu, cao hổ, thuốc men, bánh kẹo, kể cả mua lộc nhà chùa. Rồi thì các sản phẩm lạ mắt như xem người chuyển giới biểu diễn. Mỗi ngày du khách phải xếp lịch để ghé tham quan các thắng cảnh và mua sắm quà lưu niệm. Khách vừa lý thú, vừa... tốn tiền một cách vui vẻ. Họ còn giỏi thổi hồn vào các sản phẩm du lịch. Mỗi danh lam đều có gốc tích tâm linh nghe rất mùi mẫn. Ai cũng muốn an lành, ai cũng cần sức khỏe, thăng tiến, nên các sản phẩm du lịch tâm linh rất hút khách. Họ liên kết nhau và tạo nên sự đồng bộ trong các sản phẩm du lịch. Gia Lai chưa làm được việc đó.

So với các tỉnh Tây Nguyên kinh tế du lịch của Gia Lai có vẻ ì ạch, chậm tiến nhất.

Bây giờ quyết tâm chính trị của tỉnh rất lớn. Tỉnh ủy đã cho chủ trương về đề án phát triển du lịch toàn tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh có kế hoạch triển khai rất cụ thể, xác định TP. Pleiku là đơn vị “ đầu tàu” , trung tâm du lịch của tỉnh. Hy vọng rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư làm du lịch, có nhiều sản phẩm du lịch mới, trước tiên là phục vụ người dân trong và ngoài tỉnh rồi mới tính đến du khách quốc tế.

Nhật Cường

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.