Khốn khổ vì tỉnh lộ xuống cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tỉnh lộ 666 nối liền trung tâm huyện Mang Yang với 5 xã phía Nam của huyện, được đầu tư xây dựng năm 2003 và bàn giao cho Sở Giao thông-Vận tải quản lý với tổng chiều dài 22 km. Tuy nhiên qua quá trình khai thác, sử dụng, đến nay, mặt đường và hệ thống cống rãnh thoát nước đã hư hỏng nặng, gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Theo ghi nhận của chúng tôi, nền đường từ Km số 6 cho đến Km số 22 nhiều đoạn bị lún tạo rãnh sống trâu, đặc biệt có đoạn bị lún sâu. Hầu hết các rãnh thoát nước dọc tuyến đường đến nay đã bị vùi lấp, khi mưa xuống nước chảy tràn trên nền đường, gây xói lở nặng. Một số cây cầu trên tuyến cũng bị xói lở hai bên mố cầu, trụ lan can, tay vịn bị gãy; mặt đường hai bên đầu cầu cũng bong tróc, tạo nên những “ổ gà”, “ổ voi”.

 

Tỉnh lộ 666 đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: N.N
Tỉnh lộ 666 đã xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: N.N

Tại đoạn đường đi qua các xã Lơ Pang, Kon Thụp xuất hiện nhiều vệt lún liền kề nhau, có vệt lún rộng hàng mét, tạo thành những cái bẫy với người đi đường. Ông Hyun (làng Chữp, xã Lơ Pang) chia sẻ: “Đường hư hỏng như thế này bà con chúng tôi khổ lắm. Đi không để ý là rớt ổ gà ngay. Thanh niên trong làng đi qua đây bị tai nạn nhiều lắm, nhất là ban đêm. Mong chính quyền sớm có biện pháp nâng cấp lại đường cho bà con đi lại dễ dàng”.

Cùng với 22 km đường nhựa đã xuống cấp nhiều đoạn, gần 39 km đường đất còn lại cũng đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt cũng như nhu cầu đi lại của người dân sống dọc tuyến đường. Vào mùa khô nhiều người phải liên tục đem nước ra tưới đường ở trước nhà mình để chống bụi. Mùa mưa, người dân trong vùng phải đem cây cối chắn đường không cho các loại xe ô tô qua lại vì sợ đường bị sụt lún.

Bà Nguyễn Thị Kim (làng Ktu, xã Kon Chiêng) cho biết: “Bà con chúng tôi khổ sở vì con đường này lắm rồi, mùa nắng thì bụi mù mịt, mùa mưa thì lầy lội khó đi. Trường THPT Kpă Klơng (xã Kon Thụp) chỉ cách đây có hơn chục km nhưng vì phải đi đường đất nên chúng tôi đưa con em ra thị trấn Kon Dơng trọ học. Chúng tôi ở đây rất mong muốn có được một con đường cho tử tế để đi lại”.

Tuyến đường đất này vào mùa mưa còn gây trở ngại rất lớn đến việc giao thương buôn bán của người dân trên địa bàn 2 xã Đak Trôi và Kon Chiêng. Anh Nguyễn Văn Phong-một người chuyên chạy xe tải chở hàng trên tuyến đường này, cho biết: “Tôi thường xuyên chở hàng từ ngã ba Năm Đạt vào bán lại cho các tiệm tạp hóa ở xã Kon Chiêng, Đak Trôi. Nhưng đến mùa mưa thì tôi chỉ chở hàng đến xã Kon Thụp vì có đường nhựa, còn các xã kia thì đành chịu vì chẳng có xe nào vào được cả”.

Ông Đinh Khuy-Bí thư Đảng ủy xã Kon Chiêng cho biết: “Con đường này có ảnh hưởng rất lớn không chỉ với đời sống sinh hoạt của bà con mà còn với cả các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế… Khổ nhất vẫn là các em học sinh THPT vì phải ra thị trấn cách nhà gần 50 km thuê phòng trọ để đi học. Chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp lãnh đạo để xin cấp trên làm lại con đường nhưng đến nay hơn 10 năm rồi vẫn chưa có động tĩnh gì cả”.

Nguyễn Nhật

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.