Nguy cơ xảy ra đói sau vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 đã xảy ra gần 2 tháng nhưng đến nay phía chủ đầu tư vẫn chưa tiến hành bồi thường thiệt hại cho người dân. Thực tế ấy đã đẩy người dân vào hoàn cảnh rất khó khăn, đang đứng trước nguy cơ thiếu đói, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Sự cố vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 do Công ty cổ phần Công nghiệp và Thủy điện (CPCNTĐ) Bảo Long Gia Lai xây dựng vào ngày 12-6-2013 đã gây ra lũ quét làm thiệt hại về tài sản, hoa màu, gia súc, gia cầm của 143 hộ dân trên địa bàn xã Ia Dom, trong đó có 105 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số.
 

Ảnh: Quang Tấn
Ảnh: Quang Tấn

Ngoài ra, vụ vỡ đập đã cuốn trôi hơn 135 ha cây trồng, hoa màu và nhiều vật nuôi, nhà cửa, vật dụng của người dân, cụ thể: hơn 103 ha mì, gần 16 ha lúa, gần 8 ha điều, hơn 4 ha bắp, 45 con gà, 14 nhà chòi, 15 bao phân bón, 1.350 kg thóc, 62 kg gạo…

Gặp chúng tôi trong ngôi nhà cấp 4 trống trơn, ông Kpuih Ơnh, làng Ó, xã Ia Dom buồn bã cho biết, nước đã cuốn trôi tất cả tài sản của gia đình mình. Ngoài 2 ha mì, 1.000 cây điều giống, 4 sào bắp, 1 cái nhà chòi, nước còn cuốn trôi 11 bao thóc (550 kg) là nguồn lương thực đáp ứng cho 10 miệng ăn của gia đình ông trong thời gian tới. Ông Ơnh cho biết thêm: sau khi xảy ra vỡ đập, gia đình chỉ nhận được 30 gói mì tôm, 1 chai dầu ăn, 1 gói bột ngọt, 1 kg đường.

Hiện tại gia đình ông sống dựa vào tiền đi vay mượn và một phần ít ỏi tiền công đi làm thuê của các con ông. Cũng theo ông Ơnh, gia đình đang trông chờ vào số tiền bồi thường thiệt hại để kịp thời đầu tư xuống giống vụ 2 (thời gian xuống giống vụ 2 là khoảng tháng 7 và 8) nhằm thu lại phần nào, còn không thì phải bỏ hoang đến vụ mùa năm sau.

Tương tự, cuộc sống của gia đình ông Rơ Mah Jip, làng Mook Trang, xã Ia Dom phụ thuộc hoàn toàn vào 1 ha mì và 6 sào lúa nhưng đã bị nước cuốn trôi tất cả. Đây cũng là tình cảnh chung của nhiều hộ gia đình ở các làng Ó, Mook Đen 1, Mook Đen 2, Bi, Ia Mút, Mook Trang, Mook Trêl. Họ đang rất cần tiền bồi thường từ phía chủ đầu tư để ổn định cuộc sống cũng như tái sản xuất.

Ông Phan Đình Hải- Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ cho biết: ưu tiên hàng đầu của huyện là nhanh chóng thống nhất phương án bồi thường cho các hộ gia đình để người dân kịp thời khắc phục thiệt hại và tái sản xuất vụ tiếp theo (chậm nhất phải chi trả tiền bồi thường thiệt hại cho các hộ dân trong tháng 9).

Ngay sau khi xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2, UBND huyện Đức Cơ đã tiến hành kiểm tra đánh giá mức độ thiệt hại tại hiện trường. Đoàn kiểm tra của huyện cùng với Công ty CPCNTĐ Bảo Long Gia Lai, các cơ quan chuyên môn và UBND xã Ia Dom để thống nhất mức bồi thường thiệt hại. Theo đó, ngày 15-7, UBND huyện thông qua đề nghị phương án đền bù thiệt hại cho các hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do sự cố vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 là 1.743.028.500 đồng.

Tuy nhiên, theo ông Hải thì phía đại diện của Công ty CPCNTĐ Bảo Long Gia Lai vẫn chưa nhất trí phương án đền bù mà UBND huyện thông qua, với lý do mà đại diện phía Công ty đưa ra là để báo cáo lại với Giám đốc Công ty. Việc phía Công ty cứ trì hoãn, kéo dài thời gian bồi thường thiệt hại cho các hộ dân, thì nguy cơ xảy ra thiếu ăn ở các hộ dân chịu ảnh hưởng của sự cố vỡ đập thủy điện là rất cao.

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.