Lũ đi qua chỉ còn... nước mắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nước rút, những người dân xứ Thanh lại thẫn thờ sau lũ! Họ từ nơi tản cư lục tục trở về với lỉnh kỉnh nồi niêu xoong chảo, nhưng không thấy nhà cửa, ruộng vườn, ao cá và tiếng kêu thân thuộc của những con gà, con lợn… cũng không còn.

Bao nhiêu công sức cả đời họ đều bị dòng nước cuốn phăng theo dòng nước lớn...

 

Trở về sau lũ, ngôi nhà của chị Điệp không còn. 6 người phải sống chung trong căn lều tạm.
Trở về sau lũ, ngôi nhà của chị Điệp không còn. 6 người phải sống chung trong căn lều tạm.

Thẫn thờ sau lũ…

Ngồi phịch xuống mái lán che tạm sau khi nhặt nhạnh những gì còn sót lại sau cơn lũ, chị Nguyễn Thị Điệp – thôn Ngọc Động, xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, rưng rưng, kể: “Trưa ngày 11.10, nước lũ cuồn cuộn đổ về, vợ chồng tôi không kịp suy nghĩ gì, chỉ hô hào các con ôm nhau chạy thoát thân. Đất, đá từ trên đồi đổ xuống kéo theo những cây keo của gia đình trồng ở phía trên đồi đập vào tường, mái nhà.

Sau 4 ngày đi trốn lũ, lúc về thì nhà cửa bị tan hoang cả rồi. Vợ chồng đành phải dựng tạm chiếc lều bạt để lấy chỗ cho các con trú thân”.

“Giờ thì gia đình tôi mất sạch rồi, chẳng còn gì nữa. Nhà cửa tan hoang như vậy, không biết chúng tôi phải làm sao đây. Bao nhiêu công sức, mồ hôi và cả nước mắt của vợ chồng tôi đều đổ vào đây hết” - nước mắt chị Điệp chảy dài.

Nhìn dòng nước trắng băng, anh Nguyễn Văn Sỹ - thôn 7, xã Tân Khang, huyện Nông Cống (Thanh Hóa), thẫn thờ: “Gia đình tôi thầu 6,5 ha ao, thả vào đấy 2.500 con cá trắm, 8 vạn cá gáy, 2 vạn cá rô phi… tất cả đã đến kỳ thu hoạch, nhưng giờ trắng tay thật rồi. Bao nhiêu vốn liếng đều đổ vào đây hết, không biết lấy gì mà trả nợ đây”.

Dù đã vây lưới quanh ao để chắn cá, nhưng do mưa lớn kéo dài, hồ thủy điện xả lũ nước lũ lên nhanh nên gia đình anh Sỹ đành bất lực nhìn hơn 30 tấn cá trôi theo dòng nước lũ.

Cũng như anh Sỹ, gia đình anh Nguyễn Văn Đề - thôn 7, xã Tân Khang vay ngân hàng đầu tư trang trại chăn nuôi vịt gốc, gà kết hợp nuôi cá. Nhưng lũ đã cuốn đi của gia đình anh mất 500 con vịt gốc, hàng trăm con gà đẻ trứng cùng hơn 4 tạ cá đến kỳ thu hoạch.

Đây không chỉ riêng gia đình chị Điệp, anh Sỹ, anh Đề… mà là hoàn cảnh chung của hàng nghìn gia đình xứ Thanh sau trận lũ lịch sử vừa qua. Lũ rút, họ bắt đầu cuộc sống của mình bằng hai bàn tay trắng. Có lẽ, trong mơ những con người lam lũ ấy vẫn không thể tin được những gì mình vừa phải trải qua.

Những chiến sĩ quên mình vì dân

Từ ngày nghe tin con trai - thượng tá Cao Đăng Cường, công tác tại Đồn Biên phòng Yên Khương bị lũ cuốn trôi, khi cùng đồng đội hỗ trợ người dân địa phương chống lũ, người mẹ già ngày đêm mòn mỏi chờ đợi tin con trong vô vọng, nước mắt bà đã cạn, những tiếng khóc xé lòng gọi tên con “mau về” đến khàn giọng.

 

Ông Ngô Tôn Tẫn - Chủ tịch LĐLĐ Thanh Hoá chia sẻ đau thương với vợ đại uý Nguyễn Thành Chủng.
Ông Ngô Tôn Tẫn - Chủ tịch LĐLĐ Thanh Hoá chia sẻ đau thương với vợ đại uý Nguyễn Thành Chủng.

Sau nhiều ngày tìm kiếm, cuối cùng thi thể Thượng tá Cao Đăng Cường cũng đã tìm thấy và được xác định. Dòng nước dữ cuốn chiếc xe và 2 cán bộ biên phòng đi kiểm tra lũ lụt. Sau 4 ngày, dân bản phát hiện anh trên… ngọn tre ở bên bờ sông Âm, đoạn qua làng Trô, xã Giao An.

Hi vọng mong manh về một sự thần kỳ đã lụi tắt. Thi thể anh được đưa về quê mai táng. Tiếng khóc gọi tên đứa con trai của bà Bùi Thị Xuân, 80 tuổi khiến cả khu phố Thu Hảo, phường Quảng Cư, thành phố Sầm Sơn không ai cầm được nước mắt.

Ngồi bên cạnh bà nội, cháu Cao Đăng Trung Kiên nghẹn ngào: “Bố em trước kia đóng quân trong Đồng Tháp, mới chuyển về Thanh Hóa được hơn 5 năm. Lúc mới chuyển ra bố em công tác trên Mường Lát, sau đó chuyển xuống Lang Chánh. Bố đi suốt, chẳng mấy khi ở nhà, bố mới về tổ chức Trung thu xong cho em gái rồi lại vội vàng ra đi vì nhiệm vụ.

Bố là người hiền lành, nghiêm khắc, giản dị, những việc càng khó bố càng muốn làm. Bố rất quan tâm tới chúng cháu, thường xuyên gọi điện về hỏi han chuyện học hành”.

Buổi tối định mệnh ngày 10.10, khi ấy trời mưa rất to, vợ thượng tá Cao Đăng Cường sốt ruột gọi điện mãi nhưng không được, linh cảm chuyện chẳng lành, sau đó thì chị nhận được tin dữ. Đất trời như đổ sụp, chị không thể tin vào sự thật.

Nhưng khi đó, chị vẫn hy vọng vào điều thần kỳ, anh sẽ vượt qua. Vậy nhưng cuối cùng, thiên tai khắc nghiệt đã cướp đi người chồng thân yêu.

Chị và anh Cường cưới nhau được hơn 20 năm. Anh chị có 2 con, con đầu học xong lớp 12, đứa con gái mới học lớp 4. Bà Xuân, mẹ anh Cường sức khỏe rất yếu, bà bị bệnh tim, khó thở. Mấy ngày qua, bà ngất lên ngất xuống.

Tại Nông Cống, nơi quê nhà của đại úy Nguyễn Thành Chủng, kể từ ngày nhận tin dữ, người thân, bạn bè, lối xóm không ngừng sang thăm hỏi, động viên.

Ngày 18.10, ông Ngô Tôn Tẫn - Chủ tịch LĐLĐ Thanh Hoá đại diện cho tổ chức Công đoàn đến động viên gia đình. Trong ngôi nhà xây dựng còn dang dở chỉ có nước mắt và sự đau buồn. Mẹ đại uý Nguyễn Thành Chủng không thể nói được lời nào. Mẹ ôm lấy bức tường mà khóc, nhìn đoàn người đến thăm hỏi mà khóc. Nếu không có thiên tai thì mẹ đâu đau đớn như vậy…

Trong tình cảm của cán bộ địa phương và nhân dân, đại úy Chủng là một chàng trai hiền lành, năng nổ, chịu thương chịu khó. Căn nhà xây dựng còn dang dở, chưa vôi ve, chưa trang trí, sau những cơn mưa lũ tàn phá vừa rồi, không chỗ nào là không ngấm, không dột.

Ông Lê Tất Ảnh (bố vợ đại úy Chủng) thở dài: “Hai vợ chồng chúng nó cực vất với công việc hết Nam rồi Bắc. Có được tấc đất, xây được cái xác nhà thì hai vợ chồng đã gần như cạn kiệt về kinh tế, đến nay vẫn còn nợ nần chưa trả hết, căn nhà không hoàn chỉnh mới ngấm, dột nặng như thế. Chúng nó đang phấn đấu tích cóp để có thể hoàn thiện…”.

Ông Ảnh nghẹn giọng, ngừng lại, lấy tay lau nước mắt nơi khoé mắt rồi chép miệng: “Giờ chuyện đó chẳng còn ý nghĩa gì rồi!”.

Gương mặt buồn bã, ông Ảnh tiếp: “Thằng Chủng nó yêu thương con Thức lắm (chị Lê Thị Thức vợ đại úy Chủng). Chúng nó quen nhau, yêu nhau từ hồi còn học chung phổ thông. Sau khi tốt nghiệp, chúng lại đi học đại học, cao đẳng, ngần ấy năm nhưng vẫn quấn quýt bên nhau. Năm 2002, gia đình đôi bên chúc phúc, kết tình thông gia. Con Thức nhà tui dù chưa có công việc ổn định nhưng cũng quyết theo chồng vào Nam, làm hậu phương cơm nước”.

Sau khi hai vợ chồng vào Nam, Chủng ngoài công việc, nhiệm vụ quân nhân vẫn tranh thủ thời gian tìm kiếm một công việc cho vợ đúng với chuyên ngành điều dưỡng chị Thức học. Khi công việc được xem là tạm ổn, thì một lần nữa vì nhiệm vụ được giao, hai vợ chồng lại tất tưởi gói ghém đồ đạc ra Bắc. Đại úy Chủng sau 2 lần chuyển đơn vị công tác, đồn biên phòng Yên Khương là đơn vị mới chỉ lên nhận nhiệm vụ chừng tròn 1 tháng thì gặp nạn.

Phần chị Lê Thị Thức sau khi nhận tin dữ của chồng, công việc phải tạm xin nghỉ, cơm chẳng buồn ăn, nước chẳng buồn uống, chỉ biết ngồi ôm con mà khóc ngày, khóc đêm. Nhìn mưa rơi trắng trời, chị khóc như muốn tan thành nước trôi đi tìm người chồng thương yêu nhưng rồi chị vẫn phải gượng để động viên bố mẹ già, ôm con và chờ, và hy vọng.

Khi tôi viết những dòng này (ngày 23.10), chưa ai biết đại uý Nguyễn Thành Chủng ra sao. Cầu mong phép thần kỳ sẽ đưa anh về với gia đình, với người vợ gắn bó yêu thương anh suốt chặng đường dài. Hy vọng 20.10 năm sau, anh sẽ xin đơn vị về bên người vợ thân yêu, cắm cho chị một lọ hoa, nấu một bữa com ngon ôn chuyện tình yêu từ thời học sinh bên 2 đứa con ngoan…

Trước đó vào hồi 18 giờ 45 phút, ngày 10.10, 2 cán bộ thuộc Đồn Biên phòng Yên Khương gồm: Thượng tá Cao Đăng Cường (SN 1972) và đại úy, Nguyễn Thành Chủng (1975), trong khi đi phối hợp với xã Yên Khương hỗ trợ nhân dân địa phương phòng chống lũ lụt bất ngờ bị nước lũ cuốn trôi.

X.Hùng - H.Thu - N.Hưng/laodong

Có thể bạn quan tâm

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Gặp nhân chứng sống đẩy lùi 'bóng ma' Fulro

Những ngày đầu đất nước thống nhất, Tây Nguyên vẫn chưa được yên ổn bởi sự quấy phá của tổ chức phản động Fulro. Bộ Công an đã tăng cường một tiểu đoàn tinh nhuệ gồm 310 quân vào Tây Nguyên. Một nhân chứng sống trực tiếp chiến đấu đã chia sẻ cùng Tiền Phong cuộc chiến đẩy lùi “bóng ma” Fulro.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.