Cấy ghép phân có thể được dùng để điều trị Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cấy ghép phân có thể đóng vai trò quan trọng giúp điều trị Covid-19. Các nhà khoa học phát hiện 2 bệnh nhân Covid-19 có thể trạng suy yếu, đáng lẽ bệnh tiến triển nặng, nhưng khi cấy ghép phân, họ chỉ bị sốt nhẹ trong vài ngày.
 
Cấy ghép phân có thể được dùng để điều trị Covid-19. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cấy ghép phân có thể được dùng để điều trị Covid-19. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Hai ca bệnh kỳ lạ này xuất hiện ở Ba Lan. Ca bệnh đầu tiên là một cụ ông 80 tuổi bị viêm phổi. Ca bệnh thứ hai là một chàng trai 19 tuổi bị ức chế miễn dịch, theo Science Alert.
Cả hai người đều bị nhiễm trùng ruột nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium difficile. Giải pháp điều trị là cấy ghép phân từ người khỏe mạnh. Người hiến phân sẽ được cho ăn theo chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Phân được sàng lọc cẩn thận để tránh nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh.
Tuy nhiên, điều đặc biệt của 2 ca bệnh này là họ đã bị nhiễm Covid-19. Các bác sĩ cũng không biết vì sao họ nhiễm và nhiễm từ lúc nào.
Các triệu chứng Covid-19 xuất hiện ngay sau khi cấy ghép phân. Nhưng với thể trạng suy yếu, 2 người này đúng ra phải bị các triệu chứng nặng. Tuy nhiên, họ chỉ bị bệnh nhẹ, cơn sốt xuất hiện chỉ vài ngày là khỏi.
Họ hồi phục Covid-19 nhanh đến bất ngờ. Chàng trai 19 tuổi hết các triệu chứng Covid-19 chỉ trong 1 ngày mà không cần uống thuốc. Cụ ông 80 tuổi hết sốt chỉ sau 2 ngày cấy ghép phân, cơn sốt cũng không tái phát.
Điều này khiến các nhà khoa học rất bất ngờ. Bệnh nhân thay vì chuyển biến nặng lại chỉ bị các triệu chứng nhẹ sau khi ghép phân. Hiện tượng khác thường này không chỉ xuất hiện ở một mà cả hai ca bệnh.
Do đó, các nhà khoa học dự kiến sẽ sớm thử nghiệm cấy ghép phân để kiểm tra khả năng phục hồi của phương pháp này với bệnh nhận Covid-19. Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học đề xuất dùng phương pháp cấy ghép phân để điều trị Covid-19.
Hệ vi khuẩn đường ruột có liên kết chặt chẽ với hệ miễn dịch con người. Khi mắc Covid-19, bệnh cũng gây ra những rối loạn trong hệ tiêu hóa.
Một số bằng chứng cho thấy cấy ghép phân có thể giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột ở người bị nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, hiện giờ vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào thực hiện trên người, theo Science Alert.
Theo Ngọc Quý (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Sự thật về người 'thịt thơm' và nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn

Sự thật về người 'thịt thơm' và nhóm máu O bị muỗi đốt nhiều hơn

Trước thông tin được chia sẻ trong cộng đồng: người 'thịt thơm', người có nhóm máu O dễ hút muỗi, bị muỗi đốt nhiều hơn, do đó, nguy cơ mắc bệnh do muỗi truyền cũng cao hơn, chuyên gia của Viện Sốt rét, ký sinh trùng T.Ư đã giải thích nguyên nhân khiến một số người 'hấp dẫn' hơn với muỗi.
Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

Giải quyết khủng hoảng y tế, Hàn Quốc chấp nhận người có giấy phép hành nghề do nước ngoài cấp

(GLO)- Nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe đang ngày càng trở nên trầm trọng, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép những người có giấy phép hành nghề y do nước ngoài cấp được phép hành nghề hợp pháp tại nước này, theo nguồn tin từ vtv.vn và TTXVN.