Khi người trẻ cuồng tín

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Câu chuyện về một bộ phận người trẻ tin vào Kuman Thong gần đây chỉ là một dấu lặng nhỏ trong thế giới cuồng tín mà người trẻ đang đâm đầu vào. Chẳng hiểu nổi, xã hội ngày càng văn minh, tại sao những người trẻ được giáo dục trong môi trường lành mạnh lại bám víu niềm tin vào yếu tố phi thực tế như bói toán, bùa chú?

Sôi động thị trường bùa chú

Trong những năm gần đây, một bộ phận giới trẻ đặc biệt ưa chuộng sử dụng các loại bùa chú có xuất xứ từ Thái Lan. Dạo quanh một vòng các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook, Instagram, không khó để tìm thấy những trang bán các loại bùa chú, trong đó loại bùa được quảng cáo tốt nhất, linh nghiệm nhất là “bùa yêu MaThot”, “bùa mẹ Ngoắc” và “Kuman Thong”

“Bùa yêu Mathot” là loại bùa được người bán tên N.M.K. trong “Hội mua bán bùa...” quảng cáo đảm bảo về độ linh nghiệm, chỉ cần mua về, thành tâm cầu xin thì bùa sẽ giúp người dùng có khả năng sai khiến được đối phương, khiến người không yêu mình cũng thay đổi cảm xúc mà trở nên yêu thương và muốn gặp mình. Mức giá cho một tấm bùa từ 300.000 - 500.000 đồng. Sau khi chuyển khoản cho người bán, bùa sẽ được đóng gói và chuyển phát nhanh tới tận tay người mua. Mặc dù chưa biết thực hư về loại bùa này như thế nào nhưng với một cái giá thấp, đổi lại được những điều “siêu nhiên” đến vậy, nhiều người đã không tiếc tiền của mua những tờ giấy vàng, bên trên nguệch ngoạc những dòng chữ đỏ mà người mua không biết và không cần biết trên đó viết gì.

“Bùa mẹ Ngoắc” hay còn gọi là “nữ thần tài lộc” và “Kuman Thong” được quảng cáo sẽ giúp người kinh doanh phát tài, kiếm được nhiều hợp đồng, khách tự nhiên sẽ tìm tới mua hàng. Trong các loại bùa, đây được gọi là “hàng VIP” vì khả năng linh ứng và những điều kỳ diệu mà chúng đem lại cho người dùng. Mặc dù có rất nhiều lời cảnh báo về 2 loại bùa này như “Kuman Thong” thường được luyện bằng xác thai nhi hay “bùa mẹ Ngoắc” cần phải cúng kiếng đặc biệt (có ban thờ riêng và không được bỏ đi đâu hay lơ là chăm sóc nếu không sẽ bị “tác dụng ngược”). Nhưng bỏ qua những hậu quả sau này, nhiều người bất chấp bằng mọi giá để mua về những loại bùa chú nước ngoài, dù không hiểu biết ngọn ngành về chúng.

Tài khoản Facebook H.N., với hơn 15.000 lượt theo dõi, chính là đầu mối kết nối bán các loại bùa trực tiếp từ tay các thầy phép bên Thái và đem về tới tay khách hàng tại Việt Nam. Hoạt động mua bán bùa chú tại đây công khai, được cập nhật từng ngày, từng giờ, thu hút đông đảo người quan tâm. “Ai muốn đòi nợ, ai muốn ếm người, ai muốn tài lộc chỉ cần đến với H.N. Loại bùa làm từ tóc và xương người; đất đền và chùa thiêng; mỡ người và vải liệm người quá cố; ngải mạnh dùng làm quan tài và được làm phép tại nghĩa địa”, đó là những lời quảng cáo về loại bùa “Quan tài Mẹ” vô cùng “đắt khách” của H.N.

Liên hệ trong vai người cần mua bùa để đòi nợ, ngay lập tức H.N. giới thiệu cho chúng tôi về loại bùa chú tên “Quan tài Mẹ”. Không tư vấn cho chúng tôi nhiều vì H.N. giải thích đang quá tải các đơn hàng, H.N. gửi cho chúng tôi một loạt ảnh chụp lại màn hình là cuộc đối thoại, những lời khen ngợi về loại bùa này của các khách hàng đang sử dụng. H.N. bảo, cần mua bùa về, nếu muốn đòi nợ ai thì đốt một cây nến bên cạnh “quan tài” rồi đọc ngày tháng năm sinh người nợ kèm khoản nợ muốn đòi, con nợ sẽ tự mang tiền đến tận nhà trả (?!). Giá cho một “Quan tài Mẹ” từ 1 - 5 triệu đồng, tùy vào đợt hàng và người làm phép là ai.


 

 
Các loại bùa theo chỉ dẫn của người bán trên mạng xã hội và “niềm tin” của người trẻ
Các loại bùa theo chỉ dẫn của người bán trên mạng xã hội và “niềm tin” của người trẻ



Phó thác cho những quẻ bài

Dù mê sưu tập các món đồ phong thủy và khá đặt nặng yếu tố tâm linh nhưng Trần Bích Ngọc - chủ một thẩm mỹ viện (quận 3) cũng phải ngán ngẩm trước độ cuồng tín của người bạn chơi chung nhóm. Ngọc kể: “Nó thấy ở đâu có người coi bói, hay dở gì cũng phải đi, như từ tết tới giờ, tuần đi ba, bốn bận. Ba cái livestream coi bói trên mạng, khuya cỡ nào nó cũng ráng năn nỉ người ta coi cho bằng được. Khổ nỗi, coi thầy này nói một kiểu, bà kia lại phán kiểu khác, thậm chí tréo ngoe, trái ngược nhau rồi bắt đầu suy nghĩ, lo lắng đủ kiểu”.

Cuồng “quá đáng” như trên kể cũng hiếm nhưng chuyện giới trẻ cuồng tín thì không hề hiếm. Không chỉ cuồng tín theo kiểu truyền thống là tìm tới thầy tướng số, đi chùa, đi đền thỉnh quẻ như thế hệ các bà, các mẹ, ngày nay, giới trẻ chuộng nhất là tải ứng dụng công nghệ để phục vụ nhu cầu “đoán trước tương lai” hàng ngày, thậm chí là hàng giờ.

Chìa ra cho chúng tôi xem hàng loạt app coi bói như: coi chỉ tay, coi bói Ai Cập, bói hoa tay, xem bói phán quẻ, bói tướng số, bói bài hàng ngày, Đặng Hoài Thương, 22 tuổi (nhân viên bán đồ nội thất tại huyện Nhà Bè), bảo: “Sáng nào tôi cũng coi một lượt mấy app này rồi làm gì thì làm. Nói là bói công nghệ vui vui chứ chuẩn lắm nha, nhiều lúc sự việc xảy ra, ngẫm lại mới thấy được báo trước mà tránh không được”. Cũng bởi vậy mà Thương rất tâm tư mỗi khi gặp quẻ xấu và sẵn sàng bỏ hàng giờ chỉ để lên các app coi rồi so sánh, phân tích. Chưa rõ những vận xui đến từ “định mệnh” như Thương tin vào, hay đến từ sự lo lắng, bồn chồn mà thiếu chú tâm vào công việc.

Giới trẻ còn rỉ tai nhau về “quyền năng” của đá phong thủy, vòng tay đã được trì tụng thần chú làm bùa hộ mệnh để cầu an, cầu lộc, cầu tài, cầu tình duyên nên đổ xô nhau đi mua, bất chấp giá cả. Không ít người đặt câu hỏi, do đâu mà giới trẻ mê mẩn và đặt niềm tin vào những dự đoán vô thưởng vô phạt của bói toán, của những may rủi vô hình? Thầy Đỗ Đức Anh (giáo viên Trường THPT Bùi Thị Xuân) chia sẻ: “Sẽ thế nào nếu những học trò của tôi không nỗ lực học tập mà chỉ cùng bái để có được kết quả thi tốt? Chúng ta đang sống trong thời đại hội nhập, người trẻ đủ kiến thức để tránh xa những hoạt động mang tính mê tín. Hơn ai hết, các bạn trẻ cần tỉnh táo để không tin vào bùa ngải hay nhưng tin đồn thất thiệt, bởi chỉ có một tinh thần thông tuệ mới giúp các bạn tránh xa những thứ gây hại”.

Vì chưa thực sự tin tưởng bản thân, nhiều người tìm đến những liệu pháp để “tự trấn an bản thân” và lâu dần thành quen, những thứ được gọi là niềm tin sẽ trở thành sự lệ thuộc. Tuy nhiên, việc tránh xa những loại mê tín dị đoan chắc chắn không chỉ là từ nhận thức của người trẻ mà còn chính ở sự thờ ơ của gia đình, sự hụt hẫng từ bộ máy giáo dục và buông lỏng của các cơ quan quản lý về văn hóa, khiến những thứ văn hóa độc hại đang từng ngày làm vẩn đục đời sống người trẻ.

PHONG HẢI - THANH MAI (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

Cựu cán bộ Đoàn TP. Pleiku"truyền lửa" yêu thương

(GLO)- “Kết nối tình nguyện-cháy mãi nhiệt huyết của tuổi trẻ“ là phương châm hoạt động của nhóm cựu cán bộ Đoàn cơ sở TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Sau hơn 2 năm thành lập, nhóm không chỉ mang niềm vui đến cho những hoàn cảnh khó khăn mà còn là nơi các thế hệ cán bộ Đoàn gắn kết, “truyền lửa“ tình yêu với Đoàn.
Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

Ý nghĩa lớn từ mô hình nhỏ

(GLO)- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được các đơn vị trường học ở huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đặc biệt quan tâm. Trong đó, mô hình “Vườn rau em chăm“ mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện bữa ăn và khơi dậy tình yêu lao động trong học sinh.
Đôi vũ công đặc biệt

Đôi vũ công đặc biệt

(GLO)- Đến với khiêu vũ một cách tình cờ, đôi vận động viên (VĐV) Trần Nam Dũng-Lê Phương Thảo đã từng bước khẳng định vị thế ở môn thể thao đầy tính nghệ thuật này. Tấm huy chương bạc tại Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX-2022 là sự ghi nhận cho những nỗ lực không biết mệt mỏi cùng tâm huyết của các vũ công.
Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

Tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư

(GLO)- Với mong muốn nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng-Phó Trưởng khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã nghiên cứu, áp dụng hiệu quả các phác đồ chữa trị mới, giúp người dân sớm phát hiện và điều trị ung thư tại chỗ. Một trong số đó là hóa trị trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình "Ấm áp mùa đông" năm 2022

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Tình nguyện mùa đông“ năm 2022 và “Xuân tình nguyện“ năm 2023. Trong 2 ngày (23 và 24-12), tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa và xã An Thành, huyện Đak Pơ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Đoàn công tác xã hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông“ năm 2022.
Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

Ngày thanh niên cùng hành động: Sôi nổi, thiết thực

(GLO)- Sau khi Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2022-2027) thành công tốt đẹp, 63 tỉnh, thành trong cả nước đã đồng loạt tổ chức “Ngày thanh niên cùng hành động“. Trong đó, Gia Lai là 1 trong 7 điểm cầu được lựa chọn tổ chức cấp trung ương. Chuỗi hoạt động góp phần nâng cao nhận thức, thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.
Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

Phát động thí điểm ứng dụng kết nối thanh thiếu niên

(GLO)- Sáng 18-12, tại Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục-Đào tạo tổ chức lễ phát động thí điểm Ứng dụng kết nối thanh thiếu niên (YEA). Đây là hoạt động nằm trong dự án “Tuổi trẻ và những cung đường biết nói“ được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Gia Lai và tỉnh Yên Bái.