"Thần đồng" violin Trần Lê Quang Tiến đoạt giải tại cuộc thi Tchaikovsky

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cậu bé 15 tuổi Trần Lê Quang Tiến, học trò của NSƯT Bùi Công Duy đã xuất sắc lọt vào vòng bán kết 15 thí sinh, xếp ở vị trí thứ 8 và đoạt Diploma Special Prize - Giải đặc biệt dành cho người biểu diễn tác phẩm thế hiện đại tốt nhất của cuộc thi.

Cuộc thi violon danh giá lần thứ X Tchaikovsky Competition for Young Musicians vừa diễn ra tại Kazakhstan. Cuộc thi năm nay thu hút hơn 300 thí sinh trên toàn thế giới, dành cho các bộ môn piano, violon và cello. Sau vòng loại, vòng thi chính thức còn lại 120 thí sinh chia cho 3 bộ môn.

 

Trần Lê Quang Tiến xếp thứ 8 trên tổng số thí sinh tham dự và đoạt “Diplom Special Prize for The Best Interpretation of a Contemporary Work (Giải đặc biệt
Trần Lê Quang Tiến xếp thứ 8 trên tổng số thí sinh tham dự và đoạt “Diplom Special Prize for The Best Interpretation of a Contemporary Work (Giải đặc biệt "Trình diễn tác phẩm đương đại xuất sắc nhất").

Các giám khảo bộ môn violon tại cuộc thi năm nay gồm: Victor Tretyakov, E. Grach, Liana Issakadze, Kim Nam Yun, Aiman Mussakhajaev, E. Schmider, Petru Muntianu, Akiko Tatzumi, S. Kravchenko, Bùi Công Duy, Donghyn Kim, Jurgis Dvarionas đã trao giải Nhất - Huy Chương Vàng thuộc về Eugene Kawai (Nhật bản) và Nakyung Kang (Hàn Quốc).

Thí sinh đến từ Việt Nam, Trần Lê Quang Tiến xếp thứ 8 trên tổng số thí sinh tham dự và đoạt “Diplom Special Prize for The Best Interpretation of a Contemporary Work (Giải đặc biệt "Trình diễn tác phẩm đương đại xuất sắc nhất").

Đặc biệt hơn cả, Trần Lê Quang Tiến đã đạt giải thưởng này với tác phẩm “Bài ca chim ưng” (Đàm Linh).

Với giải thưởng này, có thể nói sau năm 2016 ghi danh Việt Nam trên bản đồ âm nhạc hàn lân quốc tế với giải nhất cuộc thi uy tín International Violin Competition Kazakhstan, năm 2017 tiếp tục là một năm đáng nhớ với cậu bé được xem là “thần đồng” violin Việt Nam, Trần Lê Quang Tiến nói riêng và âm nhạc hàn lâm Việt Nam nói chung.

NSƯT Bùi Công Duy cho rằng, từ năm 1997 cho đến nay, đây là lần đầu Việt Nam có đại diện tham dự cuộc thi này, lọt vào vòng bán kết và đạt những giải thưởng phụ đặc biệt "Diploma Special Prize".

Thành tích đạt được ở cuộc thi danh giá và tầm cỡ như Tchaikovsky một lần nữa khẳng định tài năng thiên bẩm và sự dày công khổ luyện quyết tâm “vượt vũ môn” của cặp đôi Thầy – Trò Bùi Công Duy và Trần Lê Quang Tiến bởi sau cuộc thi VI International Violin Competition Kazakhstan, hai thầy trò thẳng tiến đến cuộc thi Tchaikovsky Competition for Young Musicians chỉ trong vòng 6 tháng chuẩn bị.

Nói, Trần Lê Quang Tiến là “cậu bé vàng” của âm nhạc hàn lâm Việt nói chung và violon nói riêng là không hề quá lời khi liên tiếp ghi danh Việt Nam trên bản đồ nhạc cổ điển thế giới. Nếu năm 2016, giải nhất tại Kazakhstan đánh dấu thành tích đào tạo tiêu biểu đầu tiên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tại cuộc thi violin theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp của châu Âu và quốc tế, kể từ khi nghệ sĩ Bùi Công Duy đoạt giải Nhất cuộc thi Tchaikovsky dành cho lứa tuổi trẻ tại S.Peterbourg năm 1997 thì với kết quả lần này, niềm vinh dự đối với nền âm nhạc hàn lâm Việt Nam nói chung và chuyên ngành violon nói riêng lại càng đáng tự hào hơn.

Ngoài tài năng thiên bẩm, phong thái biểu diễn đĩnh đạc, Trần Lê Quang Tiến còn bộc lộ tư chất nghệ sỹ và sự khiêm tốn.

Ít ai biết rằng, Trần Lê Quang Tiến được nuôi dưỡng trong bầu sữa nghệ thuật, là hậu duệ của hậu duệ của nhà văn Nguyễn Tuân, ông nội là nguyên thượng tướng Trần Văn Quang hay chị gái của Tiến chính là pianist Trần Lê Bảo Quyên.

Bên cạnh đó, Trần Lê Quang Tiến rất may mắn khi nhận được sự động viên của ba mẹ. Trong đó, bí quyết của chị Xuân Hà - mẹ của Tiến chính là lựa chọn sự nhẹ nhàng, thủ thỉ để con tiếp nhận việc học "tự nguyện" hơn và đam mê hơn.

 

Trần Lê Quang Tiến nhận giải tại cuộc thi.
Trần Lê Quang Tiến nhận giải tại cuộc thi.

Được biết, trong vòng 4 năm, Trần Lê Quang Tiến đã có đến 3 giải thưởng danh giá quốc tế: giải nhất Cuộc thi Violin quốc tế tại Thái Lan năm 2014, học bổng Toyota năm 2015 và giải nhất Thi Violin quốc tế tại Kazakhstan (International Violin Competition Kazakhstan) năm 2016 và giải thưởng đặc biệt: Trình diễn tác phẩm đương đại xuất sắc nhất" tại Tchaikovsky Competition for Young Musicians lần thứ X - 2017.

Năm 2016, Tiến cũng là đại diện duy nhất trong lĩnh vực nghệ thuật trở thành một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô và một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu.

Không chỉ vậy, Tiến còn là một tài năng toàn diện trên nhiều lĩnh vực khi Tiến vừa kết thúc năm học 2016 tại trường văn hóa với giải thưởng các môn tiếng Anh, lịch sử và địa lý.

Tài năng trẻ Violon Trần Lê Quang Tiến, sinh năm 2002, học sinh hệ Sơ cấp 3/9 Khoa dây - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là người ít tuổi nhất trong số 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2016. 15 tuổi, Tiến gây ấn tượng với chiều cao 1,78m, đặc biệt phong thái biểu diễn đĩnh đạc, xuất thần trên sân khấu.

Quang Tiến đến với Violon khá muộn. 5 tuổi, Tiến được gia đình cho học Piano, rồi chuyển qua học Violon, nhưng học được chưa đầy nửa năm thì nghỉ. 9 tuổi (độ tuổi được xem là quá muộn để bắt đầu học đàn), Trần Lê Quang Tiến quay lại học Violon.

Theo dantri

Có thể bạn quan tâm

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).