Đọc những câu chuyện xúc động này, mẹ nào nỡ bỏ con đi cũng sẽ quay về ngay lập tức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mẹ bỏ đi khi phát hiện con bị ung thư, người cha không còn cách nào khác phải lừa dối con, nói con hãy vẽ một bức chân dung của mẹ, dặn em nếu nhớ mẹ thì hãy cứ nhìn bức tranh kia. Bé 4 tuổi vẽ tranh mẹ cho đỡ nhớ: "Nếu con khỏi bệnh, mẹ có về không?"

Ngay khi vừa hay tin con bị ung thư máu, người mẹ đã bỏ đi...

La Minh Triết (người Hà Nam, Trung Quốc) vốn là một cậu bé đẹp trai, thông minh lanh lợi. Năm nay bé 4 tuổi rồi và từng được bố mẹ, bà nội lúc nào cũng ở bên. Nhưng vào một ngày kia, cuộc đời của cậu bé bỗng chốc rơi xuống vực khi gia đình phát hiện bé mang trọng bệnh. Xót xa hơn, vừa hay tin đó, mẹ bé lập tức bỏ đi không một lời từ biệt, để lại em đơn côi chống chọi với tử thần.

Thấy con bị như vậy, cha của Minh Triết đã ngay lập tức vào viện cùng bà nội để chăm sóc bé. Còn người đáng lẽ ra phải đi như bay vào với con là mẹ bé thì lại chần chừ, nói rằng 2, 3 hôm nữa sẽ về. Mẹ bé làm việc ở thành phố. Nhưng rốt cuộc, chẳng thấy bóng dáng người phụ nữ ấy về thăm con đâu cả. Minh Triết lại vẫn chỉ có bà và bố ở bên lúc đau đớn. Mọi nghi ngờ đổ dồn về căn bệnh máu trắng. Và trong cuộc kiểm tra cuối cùng, các bác sĩ kết luận: Minh Triết mang bệnh máu trắng tế bào lympha B cấp tính. Thông tin này đã làm cả gia đình em chết trân vì quá đỗi bàng hoàng.

Để điều trị bệnh, Minh Triết phải được xạ trị, và với một đứa trẻ yếu ớt như Triết thì việc này thật là quá sức chịu đựng. Cậu bé phải trải qua 14 lần xạ trị và thân hình em ngày càng gầy gò, ốm yếu. Mỗi ngày Triết đều hỏi bố: "Bố ơi, bao giờ con mới khỏi? Sau khi con khỏi là con có thể gặp mẹ phải không ạ?".

Câu hỏi như cứa vào tim của người làm bố. Anh La Chiến đành phải dỗ ngọt con, nói con hãy vẽ một bức chân dung của mẹ, dặn em nếu nhớ mẹ thì hãy cứ nhìn bức tranh kia. Anh cũng dằn lòng nói với con rằng mẹ phải đi làm kiếm tiền chữa bệnh cho con nên mới không thể về thăm bé được. Còn bà của Minh Triết, vì quá thương cháu nhưng cũng không thể làm thế nào khác, mỗi khi cháu khóc, bà chỉ biết nói: "Minh Triết à, con là con trai, con phải mạnh mẽ lên, ngoan, chịu khó chữa bệnh đến khi khỏi rồi mẹ sẽ về với con thôi mà".


 

Cậu bé nói nhìn vào bức tranh thì sẽ đỡ nhớ mẹ.
Cậu bé nói nhìn vào bức tranh thì sẽ đỡ nhớ mẹ.



Hoàn cảnh của Minh Triết quả đúng là quá thương tâm. Ở cái tuổi mà đáng lẽ ra em phải được chạy nhảy cùng các bạn thì lại phải âm thầm chịu đựng sự đau đớn của bệnh ung thư máu giày vò. Cái tuổi của em đáng lẽ ra cũng phải được mẹ ôm ấp, vỗ về, cưng nựng thì lại chỉ biết nhìn vào bức tranh vô hồn trên tờ giấy trắng để lấy động lực. Ai nhìn thấy cảnh này chắc chắn cũng chẳng thể ngăn mình rơi nước mắt xót thương cho em. Gánh nặng gia đình giờ đổ dồn lên cha của Minh Triết. Người đàn ông này rồi sẽ phải làm gì để lo cho con, và hơn hết là khỏa lấp nỗi nhớ mẹ của cậu bé 4 tuổi tội nghiệp kia bây giờ?

Cậu bé 9 tuổi chưa một lần được gặp mẹ

Cháu Hoàng Minh Quân (9 tuổi), thôn Liên Hợp, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái mắc bệnh nặng, mẹ bỏ đi lấy chồng khác không một lần về thăm. Cũng vì bệnh mà cậu bé không được đi học như những đứa trẻ khác. Đã 9 tuổi nhưng Quân nhỏ thó, chẳng khác nào đứa trẻ 4 tuổi.


 

Mẹ bỏ đi, Quân sống trong tình thương của ông nội
Mẹ bỏ đi, Quân sống trong tình thương của ông nội



“Biết cháu bệnh nặng nhưng không có tiền đưa đi thăm khám, tôi chỉ biết dắt cháu tới bệnh viện gần nhà lấy thuốc bảo hiểm cho cháu uống, tìm thuốc lá trên rừng về tắm nên không biết cháu mắc bệnh gì. Vừa rồi, bố nó tích góp được ít tiền để hai ông cháu lên Hà Nội thăm khám mới biết cháu mắc bệnh vảy nến bẩm sinh”, ông Tình cho biết.

Nhắc đến mẹ của cháu nội mình, ông Tình cho biết thêm, tuy mẹ của Quân sống cùng trong 1 làng, nhưng từ ngày bỏ đi, Quân không một lần được mẹ ghé thăm, cũng không điện thoại thăm hỏi. Sau này mới biết mẹ Quân đã đi lấy chồng khác, có cuộc sống riêng. “Cháu muốn mình nhanh chóng lành bệnh, để không còn phải đau đớn và để kiếm tiền nuôi ông nữa. Cháu thương ông nội nhiều lắm”, Quân nói. Có lẽ do hoàn cảnh bố mẹ mỗi người một nơi nên trong tâm thức của Quân, chỉ có ông nội là người thân duy nhất.

Bé trai bị mẹ bỏ rơi vì mang khối u khổng lồ

Bé trai Trịnh Quốc Hùng (SN 2011) mang khối u to chèn ép hết phần bụng và cả lồng ngực, khóc không thành tiếng. Ngồi bên, anh Trịnh Quốc Hội (SN 1984, ngụ ở tỉnh Đak Lak) sờ nắn khắp cơ thể còn đúng da bọc xương của con.


 



Bé Trịnh Quốc Hùng là con thứ hai của anh Hội. Hùng khi mới ra đời là một đứa trẻ khỏe mạnh, mập mạp và ngoan ngoãn. Tai họa bắt đầu ập đến khi bé tròn 1 tuổi. Bé bị đau bụng mãi không khỏi nên được đưa đi khám ở Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Tại đây, các bác sĩ tình cờ phát hiện một khối u nguyên bào thần kinh trong ổ bụng bé. Từ đó, để lấy tiền chữa bệnh cho con, đồ đạc trong nhà anh Hội cứ “đội nón ra đi”. Ngay thời điểm khó khăn ấy, người mẹ cũng bỏ đi mà không một lời từ giã, bỏ mặc hai con cho người cha tội nghiệp chăm sóc.

Mặc dù đã trải qua 8 lần hóa trị, 14 lần xạ trị  trong suốt 3 năm trời, nhưng bé Quốc Hùng vẫn không khỏi bệnh. Khối u trong bụng cháu ngày một to ra và không thể phẫu thuật. Từ trước tết đến nay, cơ thể bé Hùng đột ngột sụt cân nghiêm trọng. 5 tuổi nhưng bé chỉ nặng 11kg, trong đó, khối u đã chiếm hết 3kg. Khối u chèn ép hết khoang bụng, phổi, Hùng thở yếu ớt và phát âm không còn tròn câu chữ. Chỉ có anh Hội mới hiểu con muốn nói gì.

10 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo lại bị mẹ bỏ rơi

“Cháu không sợ đau, không sợ bệnh, chỉ sợ mẹ không quay về. Cháu ước được lành bệnh, được đá bóng như các bạn cùng xóm và ước ao đêm nằm được mẹ kể chuyện cho cháu nghe …”-đó là những lời tâm sự thấm đẫm nước mắt của cậu bé Ngô Thái Phát (SN 2004) con trai anh Ngô Thái Hải ( SN 1977) trú tại thôn Lương Hội, xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).

Đứa con trai vừa sinh ra lại mắc chứng bệnh jleostomy (rò đường tiêu hóa tiết niệu). Cháu Phát phải cắt bỏ mấy đoạn ruột già. Vậy là cuộc sống vốn đã khó khăn nay lại phải chạy ăn từng bữa trong lúc đứa con mắc bệnh hiểm nghèo. Số tiền chạy chữa cho con lên đến hàng trăm triệu đồng. Đến năm 2006 người vợ của anh bỏ lại hai bố con để đi theo người đàn ông khác.


 

Mang căn bệnh hiểm nghèo, Phát lại thiếu hơi ấm của người mẹ nên đã 10 tuổi nhưng thân hình của cháu như đứa trẻ lên 5, bị gầy gò ốm yếu, chỉ nặng chưa đầy 19kg.
Mang căn bệnh hiểm nghèo, Phát lại thiếu hơi ấm của người mẹ nên đã 10 tuổi nhưng thân hình của cháu như đứa trẻ lên 5, bị gầy gò ốm yếu, chỉ nặng chưa đầy 19 kg.



Trước tình cảnh không có lấy một tấc đất để cắm dùi, anh Hải đành dựng túp lều vịt để ở và lao động tần tảo khắp nơi để có tiền mua thuốc thang cho đứa con tội nghiệp. Có lúc anh phải đành lòng bấm bụng gửi lại đứa con cho bố mẹ già đã ngoài 70 tuổi để vào tận miền Nam làm công nhân. Mang căn bệnh hiểm nghèo lại không được chăm sóc, thiếu hơi ấm của người mẹ nên 10 tuổi thân hình của cháu Phát như đứa trẻ lên 5, bị gầy gò ốm yếu, chỉ nặng chưa đầy 19 kg.

Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là đứa bé đang ngồi trước hiên nhà với khuôn mặt rầu rỉ. “Nó lại nghĩ về mẹ nó đấy chú à, chắc chiều nay nó lại bỏ bữa tối vì nhớ mẹ- anh Hải phân bua rồi kể tiếp: “Đợt trước đúng vào ngày trung thu, tui thấy con ra trước hiên nhà ngồi với khuôn mặt đó, gặng hỏi mãi nó không nói gì, tối đó cháu cũng không ăn cơm và lên giường nằm trùm chăn. Đến lúc ông nội hỏi nó mới chịu nói: “Cháu ước được một lần mẹ cháu mua cho cháu được chiếc đèn lồng, cháu ước được cha và mẹ đưa cháu đi chơi như các bạn, nói rồi nó lại khóc, tui thương cháu quá, liền bảo: sáng mai bố sẽ nhờ bà đi mượn tiền mua cho con cái đèn. Nó bảo tôi đừng nói bà mua, bà lấy đâu ra tiền lại bắt bà đi mượn rồi nợ tiền như bố nợ người ta biết lấy chi mà trả. Nghe con nói tôi nghẹn đắng cả cổ họng chú à”.

Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, sự sống hằng ngày của cháu Phát lúc nào cũng phải gắn liền với chiếc túi đựng phân. Phát cúi mặt xuống đất, đôi mắt của em ngân ngấn hai hàng lệ: “Cháu không sợ đau, cháu không sợ bệnh, nhưng cháu sợ mẹ sẽ không quay về nữa. Cháu ước được khỏi bệnh, được đá bóng như các bạn cùng xóm. Nhưng thứ Cháu muốn nhất là lúc đi học về được nghe mẹ nói là mẹ yêu con và đêm nằm cháu muốn được mẹ ôm vào lòng rồi kể chuyện cổ tích cho cháu nghe như các bạn trong lớp”-nói rồi Phát bật khóc.

Theo phununews

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.