Phát hiện điều bí mật làm cho cà phê trở nên mê hoặc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bạn có bao giờ tự hỏi điều gì đã làm cho cà phê thơm ngon đến vậy chưa? Một nghiên cứu đã tìm thấy đáp án. Đó là nhờ các vi sinh vật.
Nghiên cứu đã phát hiện điều không ai nghĩ ra, là chính vi khuẩn a xít lactic đã mang lại hương vị độc đáo cho hạt cà phê, trong quá trình lên men lâu hơn của hạt cà phê, theo The Health Site.
 
Một tách cà phê là sản phẩm cuối cùng của một chuỗi các hoạt động phức tạp, gồm trồng trọt, chế biến sau thu hoạch, rang và pha chế, chuyên gia khảo sát hàng đầu, De Vuyst, giáo sư tại Đại học Brussel (Bỉ), cho biết.
Có hai phương pháp chế biến sau thu hoạch là chế biến ướt và chế biến khô.
Chế biến ướt, thường được sử dụng cho cà phê chè Arabica và các đặc sản cà phê, là một quá trình lên men.
Trong nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Vi sinh vật học ứng dụng và môi trường, tiến sĩ De Vuyst và nhóm nghiên cứu thực hiện một loạt các thí nghiệm trên hạt cà phê tại một trang trại ở Ecuador.
Những thí nghiệm này xoay quanh hệ vi sinh vật, sự chuyển hóa và phân tích cảm giác.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng quá trình lên men hạt cà phê càng lâu thì hương vị cà phê càng ngon nhờ vi khuẩn a xít lactic và một số loài vi khuẩn khác, theo The Health Site.
Vi khuẩn a xít lactic đã có mặt trước khi lên men, và những vi khuẩn a xít lactic chịu axít này sinh sôi nảy nở hơn nữa trong quá trình lên men cà phê.
Thật khó để giải thích rõ mối liên hệ nhân quả giữa hệ vi sinh vật này và các hợp chất dễ bay hơi trong hạt cà phê, những hợp chất góp phần tạo ra mùi vị đặc biệt của cà phê. Vì nhiều hợp chất này có thể là vi khuẩn, sự chuyển hóa sinh học bên trong hạt cà phê hoặc nguồn gốc hóa học, De Vuyst giải thích.
Nhưng giáo sư De Vuyst lưu ý rằng các cộng đồng vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn a xít lactic, đã có tác động đến hương vị của hạt cà phê.
Có thể là tác dụng bảo vệ nhằm đảm bảo chất lượng cà phê trong quá trình lên men do hiện tượng a xít hóa các sản phẩm lên men, tạo ra một môi trường vi sinh vật ổn định. Và do đó ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật không mong muốn, nhờ đó, đảm bảo được mùi vị thơm ngon của hạt cà phê, theo The Health Site.
Bên cạnh vi khuẩn a xít lactic, các vi sinh vật khác có vai trò trong quá trình lên men cà phê ướt bao gồm vi khuẩn enterobacteria, nấm men, vi khuẩn a xít axetic, trực khuẩn và nấm sợi.
Thiên Lan (Thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

Thêm 330 học sinh Gia Lai được khám tầm soát miễn phí cận thị học đường

(GLO)- Chương trình khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường do Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn-Gia Lai tổ chức sáng 13-5 tại Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku) được thầy và trò nhà trường đánh giá cao. 330 học sinh khối 10 được khám tầm soát và kiểm soát cận thị học đường miễn phí.
3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm biến động đường huyết mà còn gây ra những tác động kỳ lạ với sức khỏe.