Xét nghiệm máu để chẩn đoán sớm dấu hiệu của bệnh Alzheimer

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những dấu hiệu tổn thương não - căn nguyên phát triển bệnh mất trí nhớ Alzheimer, hoàn toàn có thể được phát hiện thông qua một xét nghiệm máu đơn giản.

(Nguồn: independent.co.uk)
(Nguồn: independent.co.uk)



Kết luận này đã được đề cập trong báo cáo Nghiên cứu Mạng lưới Alzheimer do di truyền (DIAN) được Đại học Y khoa Washington phối hợp Trung tâm các bệnh về thần kinh ở Đức thực hiện và công bố ngày 21/1.

Qua các kết quả xét nghiệm máu, chụp não bộ và kiểm tra nhận thức hoàn chỉnh của hơn 400 đối tượng tham gia nghiên cứu, bao gồm 247 người có biến thể gen di truyền khởi phát sớm (nhóm 1) và 162 người được xác định không có gene di truyền bệnh Alzheimer (nhóm 2) và có sức khỏe bình thường, các nhà nghiên cứu phát hiện lượng protein trong máu ở nhóm 1 cao hơn mức chuẩn và liên tục tăng. Trong khi đó, lượng protein trong máu ở nhóm 2 ở mức thấp và ổn định.

Khoảng một nửa số người tham gia nghiên cứu được xét nghiệm hơn 1 lần, trong khi số người còn lại được xét nghiệm khoảng 2 đến 3 năm/lần. Sự khác biệt này có thể được phát hiện 16 năm trước khi các triệu chứng liên quan đến nhận thức xuất hiện với tần xuất gia tăng.

Theo dõi hình ảnh quét não của những người tham gia nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện tốc độ lượng protein tăng nhanh tỷ lệ thuận với tốc độ vùng não precuneus có chức năng lưu trữ ký ức mỏng đi và thu hẹp dần.

Về mối liên hệ giữa lượng protein trong máu và sự suy giảm nhận thức, các nhà nghiên cứu phát hiện những người có lượng protein trong máu cao dường như có dấu hiệu teo não và giảm khả năng nhận thức.

Trên thực tế, mọi loại tổn thương thần kinh có thể khiến protein trong dây chằng thần kinh tràn ra ngoài và hòa vào máu. Những người mắc bệnh sa sút thần trí thể Lewy và những người bệnh Huntington - một dạng bệnh tổn thương dây thần kinh, thường có lượng protein trong máu cao.

Các nhà khoa học hy vọng trong tương lai có thể áp dụng kết quả nghiên cứu này để nhanh chóng xác định được tổn thương não không chỉ ở những người mắc bệnh Alzheimer mà cả những người bị tổn thương dây thần kinh như liệt não, chấn thương não hoặc đột quỵ.

Gần đây, một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, cũng phát triển công nghệ có thể chẩn đoán mức độ suy giảm trí nhớ chỉ bằng xét nghiệm máu. Công nghệ này đưa ra chẩn đoán về sự tích tụ trong não của protein Tau, một tác nhân chính dẫn tới bệnh Alzheimer. Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng khi lượng protein Tau trong máu càng cao thì protein Tau tích tụ trong não càng lớn.

Nếu công nghệ này được đưa vào áp dụng thì chỉ cần xét nghệm máu đơn giản là có thể chẩn đoán chính xác về diễn tiến của bệnh Alzheimer.

Alzheimer là bệnh chiếm khoảng 70% trong số các bệnh gây mất trí nhớ. Nếu phát hiện bệnh muộn sau khi tế bào não đã bị tổn thương thì sẽ rất khó điều trị. Do vậy, việc phát hiện sớm là điều hết sức quan trọng.

Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

Bệnh viện Quân y 211: “Lấy người bệnh làm trung tâm”

(GLO)- Với phương châm “Lấy người bệnh làm trung tâm”, những năm qua, Bệnh viện Quân y 211 (Quân đoàn 3) chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trau dồi y đức để từng bước nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh.
Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Bão mặt trời có gây hại sức khỏe?

Theo các chuyên gia, bão mặt trời thông thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra với cường độ cao, nó có thể gây ra một số vấn đề về nhịp tim, chức năng nhận thức, tăng huyết áp...
Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

Mỗi năm Việt Nam có hơn 120.000 người tử vong do ung thư

(GLO)- Theo SGGPO, toàn thế giới ước tính hiện có khoảng 19,9 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, thống kê có khoảng 180.000 ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư. 3 loại ung thư hàng đầu theo số ca tử vong gồm ung thư gan, phổi, dạ dày.

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

3 tác động kỳ lạ của việc bỏ bữa sáng

Bữa sáng thường được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bỏ bữa sáng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm biến động đường huyết mà còn gây ra những tác động kỳ lạ với sức khỏe.