Vườn lan rừng tiền tỉ của Hoàng Hậu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Không phải vườn lan rừng thông thường, mà Hoàng Hậu kết hợp trồng lan ở trên, nuôi cá ở dưới; nước nuôi cá thì để tưới lan, lợi nhuận mỗi năm hơn tỉ đồng.
 
Vườn lan ở trên, hồ cá ở dưới. Ảnh: THÚY HẰNG
Vườn lan ở trên, hồ cá ở dưới. Ảnh: THÚY HẰNG
Chúng tôi đi về xã Phước Lại, H.Cần Giuộc, Long An, hỏi thăm Hoàng Hậu trồng lan rừng kết hợp nuôi cá thì ai cũng hào hứng chỉ đường. Anh thanh niên 33 tuổi có cái tên đặc biệt đứng ra niềm nở: “Cha mẹ muốn đặt tên tôi là Phạm Công Hậu. Mà lúc đi làm giấy khai sinh thì người ta ghi nhầm thành... Phạm Hoàng Hậu”.
Sự kết hợp độc đáo của lan và cá
Các vườn lan kết hợp hồ cá của Hoàng Hậu rộng khoảng 2 ha. Anh tập trung phát triển lan rừng vì loại lan này có nhiều ưu điểm, hoa rất thơm, cây khi được chăm sóc tốt có thể đạt tuổi thọ tới 15 - 20 năm, giá trị của cây hoa cũng lớn hơn rất nhiều so với lan thông thường.
Thấy nguồn lan rừng trong tự nhiên ngày càng khan hiếm và có nguy cơ mất gốc, Hoàng Hậu cùng anh em trồng lan nghiên cứu cách nuôi cấy mô lan rừng. Chỉ từ một mẫu lan rừng rất nhỏ được khử mẫu, chọn lọc hạt lan, gieo hạt trong chai thủy tinh với đầy đủ dinh dưỡng, độ ẩm, ánh sáng thích hợp... có thể nhân thành hàng trăm cây con.
Sau hơn 1 năm nuôi dưỡng trong môi trường chai thủy sinh và bịch ni lông ở trong phòng có điều chỉnh nhiệt độ, cây lan được mang ra trồng bên ngoài, trên các phần rêu có đầy đủ chất dinh dưỡng thêm một thời gian nữa và bán sỉ cho các nhà vườn. Tùy vào thời gian trồng ở ngoài vườn là 4 tháng, 8 tháng hay hơn 1 năm thì giá của cây lan rừng sẽ càng cao hơn. Tối thiểu, một cây lan rừng giống được bán với giá 8.000 đồng.
“Mỗi năm chúng tôi bán ra 500.000 đến 600.000 cây. Nhu cầu chơi lan rừng ở Việt Nam rất lớn. Năm nào cũng không đủ hàng để bán. Trừ các chi phí thì lãi 3.000 đồng/cây giống”, Hoàng Hậu chia sẻ.
Nhưng các hồ cá thì giúp gì cho việc trồng lan rừng? Hoàng Hậu cho biết năm 2016, anh bắt đầu trồng lan, năm 2017 thì làm thêm các hồ cá, bởi nước từ hồ cá với nhớt, phân cá… sẽ cung cấp chất dinh dưỡng rất tốt cho lan. Đồng thời, hơi nước từ hồ bốc lên cũng là cách tự nhiên điều chỉnh độ ẩm cho lan. Chưa kể, trong hồ nuôi đủ loại cá giá trị cao như huyết long, bạch long, kim long, vồ cờ (loại cá quý hiếm), chép koi Nhật... cũng mang lại thu nhập đáng kể khi thu hoạch.
“Chúng tôi lập hệ thống nước tuần hoàn, toàn bộ nước trong hồ cá với nhớt, phân cá được gom qua một hệ thống lọc, chảy qua một vườn để trồng rau thủy canh, sau đó nước sạch lại chảy ngược vào hồ cá. Nước dơ thì pha loãng, tưới lan tự động”, anh khoe. Không chỉ vậy, anh còn trồng lan rừng theo phương pháp thủy canh, khí canh rất hiệu quả.
 
Lan rừng được nuôi cấy mô trong chai thủy tinh
Lan rừng được nuôi cấy mô trong chai thủy tinh
Làm nông nghiệp công nghệ cao mang lại giá trị kinh tế lớn, mới đây Hoàng Hậu được T.Ư Đoàn trao giải thưởng Lương Định Của 2020 cho những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bán thuốc nuôi tôm đổi đời
Hoàng Hậu quê ở H.Châu Thành, Bến Tre, học hết lớp 12, bôn ba khắp nơi với đủ ngành nghề, nào làm thuê mướn, phụ hồ, lái xe. Trước khi có vườn lan tiền tỉ, anh đi bán thuốc nuôi tôm cho bà con nông dân ở Long An. Bà con điêu đứng vì con tôm, anh cũng không đòi được tiền. Bán thuốc 3 năm thì 1 năm huề vốn, 2 năm lỗ nặng, anh quyết tâm đi theo cây lan - đam mê từ lâu của mình.
“Tôi không thể có ngày hôm nay nếu không có anh Nguyễn Thanh Khiết, người thành lập Hội quán nông dân xã Phước Lại, nguyên giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, có kinh nghiệm trong nuôi cấy mô lan rừng và chăm sóc lan”, Hoàng Hậu kể. 4 năm trước, Hậu làm vườn lan ở quy mô nhỏ, khi thấy hiệu quả thì nhân rộng hơn. Năm đầu tiên huề vốn, năm sau nữa bắt đầu có lãi. Lợi nhuận mỗi năm của vườn anh đạt hơn tỉ đồng. Cuộc đời của anh nông dân Hoàng Hậu bước sang trang mới. Đồng thời, vườn còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 15 người dân trong xã.
Đổi đời từ cá và lan, Hoàng Hậu không giấu nghề, hằng tuần khi hội quán nông dân cùng sinh hoạt, mọi người trao đổi những kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi trồng hiệu quả. Với bà con ở các địa phương gần Long An, anh cũng không ngại tới tận nơi chỉ cho anh em cách làm nhà vườn.
Không chỉ dừng lại với vườn lan rừng kết hợp hồ cá độc đáo, hiện Hoàng Hậu và một số anh em đam mê lan rừng và muốn nuôi dưỡng nguồn gien quốc gia đang xây dựng khu vườn lan, hồ cá, nhà nuôi cấy mô lan rừng khoảng 2 ha ngay trong xã Phước Lại, mở cửa sau Tết Nguyên đán 2021.
“Học sinh, sinh viên có thể vào đây, tự tay nuôi cấy mô lan rừng, trồng lan rừng, trải nghiệm hái rau, bắt cá, nấu những món ăn đồng quê ở khu vườn này. Chúng tôi mong muốn sinh viên không chỉ được học về nông nghiệp ở trong phòng thí nghiệm, mà được làm thực tế, ở ngay trong khu vườn này”, Hoàng Hậu chia sẻ. 
Theo Thúy Hằng (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.