Vững bước trên đường phát triển và hội nhập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- L.T.S: Nhân kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2016), P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy về những thành tựu tỉnh nhà đã đạt được từ ngày giải phóng đất nước đến nay.
 

 

- P.V: Đồng chí có thể đánh giá khái quát về những thành tựu của tỉnh nhà sau 41 năm thống nhất đất nước, đặc biệt là sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng?

Đồng chí Hồ Văn Niên: Sau 41 năm thống nhất đất nước, đặc biệt là qua 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trong tỉnh vượt qua khó khăn, thử thách, giành được những thành tựu rất đáng tự hào trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Đó là nền tảng, là điểm tựa vững chắc để Gia Lai vững bước trên đường phát triển và hội nhập.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng cao qua từng giai đoạn và từng năm, từ 3,5%/năm giai đoạn 1976-1990 lên 11%/ năm giai đoạn 1991-2010; đến giai đoạn 2010-2015 bình quân tăng 12,81%. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư chuyển dịch hợp lý; giai đoạn 2010-2015, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,8%/năm; thương mại-dịch vụ tăng bình quân 15,5%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 35 triệu đồng, bằng 71,3% bình quân chung của cả nước. Tổng thu ngân sách từ sau giải phóng đến năm 1991 đạt 40 tỷ đồng, năm 2001 đạt 256 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 1.750 tỷ đồng và năm 2015 đạt gần 3.100 tỷ đồng...

Điểm nổi bật là cơ cấu kinh tế theo vùng, ngành tiếp tục chuyển dịch tích cực; đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cây nông nghiệp, công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Một số cây trồng chủ lực của tỉnh có diện tích đứng đầu khu vực Tây Nguyên như: hồ tiêu trên 13.000 ha, cao su trên 110.000 ha, mía trên 38.000 ha. Ngoài ra, diện tích cà phê của tỉnh đứng thứ ba khu vực Tây Nguyên với gần 80.000 ha… Nhiều trang trại, dự án chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ đã phát huy hiệu quả; dự án chăn nuôi bò thịt, bò sữa theo quy mô công nghiệp bước đầu đi vào hoạt động, tổng đàn bò của tỉnh trên 400.000 con (đứng đầu khu vực Tây Nguyên và thứ hai cả nước sau Nghệ An). Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực và đạt kết quả bước đầu. Đến nay, toàn tỉnh có 23 xã đạt 19 tiêu chí (trong đó 21 xã đã có quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới). Vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng được quan tâm đầu tư. Hiện nay, Gia Lai đang trên đà phát triển bền vững, trở thành một vùng đất sôi động, giàu tiềm năng, không chỉ là nơi giao thoa của các nền văn hóa mà còn là nơi “gặp gỡ” của sự phát triển kinh tế và đang từng bước trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào- Campuchia...

 

Thành phố Pleiku-trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Ảnh: Đức Thụy
Thành phố Pleiku-trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Ảnh: Đức Thụy

Cùng với kinh tế, các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được cải thiện; các vấn đề bức xúc được tập trung giải quyết; gia đình chính sách, người có công, đối tượng xã hội được quan tâm chăm sóc. Y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông, giải quyết việc làm có chuyển biến tích cực. Đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 98,2% xã, phường, thị trấn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, 100% xã, phường, thị trấn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; 80% trạm y tế xã có bác sĩ; 7,18 bác sĩ/vạn dân; 31,1% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11,36% (tương đương 36.951 hộ). Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc được quan tâm. Đặc biệt, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

An ninh biên giới, chủ quyền quốc gia được bảo vệ vững chắc. Chính trị-xã hội ổn định, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Chủ động, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động, nhất là âm mưu lợi dụng địa bàn nước ngoài để phục hồi FULRO, lôi kéo, kích động vượt biên và lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá. Công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế được tăng cường.

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng được tăng cường. Phương thức lãnh đạo của Đảng, nhất là việc ban hành, tổ chức quán triệt, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy có nhiều đổi mới. Việc triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tạo sự chuyển biến tích cực bước đầu. Công tác phát triển đảng viên, thành lập tổ chức Đảng ở các thôn, làng chưa có tổ chức Đảng và đảng viên vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh. Nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội tiếp tục đổi mới, hướng về cơ sở. Đặc biệt, trong năm 2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Đảng cấp cơ sở, cấp trên cơ sở và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

- P.V: Xin đồng chí cho biết đâu là nhiệm vụ trọng tâm cần lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian đến để Gia Lai phát triển nhanh và bền vững?

Đồng chí Hồ Văn Niên: Với tinh thần “Đoàn kết-Dân chủ-Kỷ cương-Đổi mới-Phát triển”, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015-2020) đã khẳng định “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, giữ vững ổn định chính trị-xã hội, khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để Gia Lai phát triển nhanh, bền vững”. Đại hội đã thông qua 16 chỉ tiêu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng. Trong đó đáng chú ý là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (GRDP theo giá so sánh năm 2010) đạt 7,5%/năm. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 9-10%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt 54,4 triệu đồng/năm; đến năm 2020 có 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Diện tích rừng trồng mới hàng năm đạt 800 ha và tỷ lệ che phủ rừng đạt 46,6%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,8%/ năm; đến năm 2020 còn 2,68% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015)...

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ tỉnh sẽ tiếp tục tranh thủ sự quan tâm của Trung ương, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để triển khai đồng bộ, toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra. Đặc biệt là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, cụ thể hóa thành nghị quyết, chương trình và tổ chức thực hiện 4 chương trình trọng tâm mà đại hội đã xác định trong nhiệm kỳ 2015-2020, đó là: (1)-Tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở. (2)-Thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. (3)-Giữ vững an ninh chính trị, an ninh biên giới, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và bọn phản động FULRO. (4)-Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân, nhất là giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Riêng lĩnh vực kinh tế-xã hội, Đảng bộ tỉnh sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, thực hiện quyết liệt ba đột phá chiến lược; chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh để nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm. Làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; huy động mọi nguồn lực, coi trọng xã hội hóa đầu tư để phát triển; ưu tiên đầu tư thích đáng cho việc cải tạo, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông, hệ thống lưới điện, các công trình thủy lợi trên địa bàn. Phát huy mạnh mẽ vai trò làm chủ của nhân dân, thu hút các nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của Nhà nước để đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới.

Chăm lo phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Chú trọng tạo việc làm, đi đôi với xóa đói, giảm nghèo bền vững, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực biên giới. Quan tâm thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phát huy lợi thế và khai thác có hiệu quả các tuyến đường: Hồ Chí Minh, Trường Sơn Đông, quốc lộ 14, 19, phát triển mạnh du lịch gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế về rừng, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương; phối hợp, liên kết với các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh ven biển phục vụ du lịch, vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa...

Với truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, tự lực, tự cường và lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tôi tin tưởng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh sẽ tiếp tục phát huy thuận lợi cùng với những kinh nghiệm quý báu trong 30 năm đổi mới vừa qua để nỗ lực phấn đấu, nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra, phấn đấu xây dựng Gia Lai trở thành một tỉnh phát triển nhanh và bền vững trong cả nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng.

- P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Minh Dưỡng (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm