Vinamilk vào Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nikkei đánh giá Vinamilk nằm trong nhóm công ty có doanh thu và lợi nhuận tăng, cùng chiến lược phát triển bền vững.

Tập đoàn truyền thông hàng đầu Nhật Bản - Nikkei Asian Review vừa công bố danh sách 300 doanh nghiệp uy tín và có giá trị nhất châu Á - Asia 300.

 

Dây chuyền sản xuất sữa nước của Vinamilk tại nhà máy Mega.
Dây chuyền sản xuất sữa nước của Vinamilk tại nhà máy Mega.

Đứng đầu danh sách là công ty Largan Precision - Đài Loan (đơn vị sản xuất ống kinh máy ảnh điện thoại thông minh hàng đầu thế giới) với số điểm 100; tiếp theo là nhà cung cấp dịch vụ IT Ấn Độ HCL Technologies (95,4 điểm). Công ty giải trí Zee giữ vị trí số 3 với 95,3. Tập đoàn thương mại nổi tiếng Trung Quốc Alibaba Group Holding đứng số 6 (92 điểm).

Từ vị trí thứ 20 năm 2016, năm nay, Vinamilk vươn lên số 8 (với 91,6 điểm), trên Công ty Tencent Holdings - Trung Quốc (số 9), và nhà khai thác sân bay quốc gia Thái Lan (số 10). Vinamilk là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt top 10.

Nikkei Asian Review đánh giá, Vinamilk có nguồn nhân lực trình độ cao, tâm huyết; chiến lược phát triển bền vững...

2016, tổng doanh thu của doanh nghiệp sữa số một Việt Nam đạt 46.800 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD), kết quả này vượt kế hoạch gần 4% và tăng gần 15% so với năm 2015. Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 11.200 tỷ đồng, 9.360 tỷ đồng.

Ngoài 3 chi nhánh, 13 nhà máy cùng 10 trang trại trong nước, doanh nghiệp còn có cơ sở sản xuất tại Mỹ, Campuchia, New Zealand, Ba Lan... Các sản phẩm của công ty đã xuất khẩu đến 43 nước trên thế giới.

Vinamilk cũng là một trong 4 doanh nghiệp Việt Nam có tên trong danh sách những công ty niêm yết lớn nhất thế giới năm nay (Global 2000) do tạp chí Mỹ Forbes công bố.

4 đại diện khác của Việt Nam cũng nằm trong danh sách Asia 300 năm nay là Tập đoàn FPT, Vingroup, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank, Tổng công ty Khí (Petrovietnam GAS).

Asia 300 là danh sách độc quyền tổng hợp các công ty niêm yết kinh doanh hiệu quả và có giá trị nhất Châu Á. Nikkei đã phân tích và đánh giá các công ty lớn nhất của 11 nền kinh tế trong khu vực dựa trên 4 tiêu chí: mức độ tăng trưởng, khả năng sinh lời, hiệu quả và tính lành mạnh về tài chính.

Đội ngũ chuyên gia của Nikkei đã dựa trên các số liệu trong năm tài chính gần nhất, sau đó tiến hành phân tích. Bảng xếp hạng là đánh giá toàn diện về sức mạnh tổng thể của một doanh nghiệp.

Nikkei Asean Review (thuộc tập đoàn truyền thông Nikkei, chuyên phát hành và xuất bản những ấn phẩm tài chính quy mô lớn nhất thế giới). Đây là một trong những tạp chí có thông tin uy tín hàng đầu tại châu Á về chính trị, kinh tế, quan hệ quốc tế...

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.