Việt Nam đầu tư sang Lào hơn 3,45 tỷ USD

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
 

Tính đến 31-3-2012, đã có 212 dự án được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng (thủy điện), khai khoáng, nông, lâm nghiệp.

Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL), hoạt động đầu tư của Việt Nam sang Lào không ngừng tăng lên về số lượng dự án, tổng vốn đầu tư trong những năm gần đây.

Tính đến 31-3-2012, đã có 212 dự án với tổng vốn đầu tư trên 3,45 tỷ USD được các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng (thủy điện), khai khoáng, nông, lâm nghiệp. Một số dự án được triển khai bài bản, đúng tiến độ và tiêu biểu như Ngân hàng liên doanh Lào-Việt, dự án trồng cao su của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, dự án mía đường cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam, dự án trồng cao su của Công ty Cao su Đak Lak.

Chỉ riêng năm 2011, Việt Nam có 15 dự án được cấp phép đầu tư sang Lào với tổng vốn đầu tư đạt gần 500 triệu USD. Hiện nay, hoạt động đầu tư của Việt Namsang Lào được triển khai tại 16/17 tỉnh của Lào, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, tiềm năng của Lào.

Riêng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đã có 9 dự án với tổng số vốn đầu tư gần 82 triệu USD, chiếm 2,3% tổng vốn đầu tư của Việt Namvào Lào. Bao gồm các định chế tài chính lớn như BIDV, Sacombank, MB, Công thương, Công ty Bảo hiểm Lào Việt, CTCP Bảo hiểm Bưu điện, Công ty Bảo hiểm Dầu khí, CTCK Lanexang (Scacombank).

Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 2 trong số các nhà đầu tư nước ngoài tại Lào. Lào cũng là nước thu hút vốn từ Việt Nam nhiều nhất trong tổng số 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.

Nhìn chung, phần lớn các dự án của Việt Nam tại Lào đều được triển khai quyết liệt, làm thay đổi hẳn diện mạo niền kinh tế Lào, tạo thêm công ăn việc làm, thủ nhập cho người dân, tăng thu ngân sách cho Chính phủ Lào.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội, có khoảng 1/3 dự án đã được cấp phép và triển khai nhưng triển khai chậm vì nhiều lý do khác nhau, nhiều dự án treo đến nay chưa được triển khai.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Gia hạn thời gian nộp thuế: Giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp

Gia hạn thời gian nộp thuế, giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp

(GLO)- Cơ quan thuế tại Gia Lai đang tích cực đôn đốc, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp nộp giấy đề nghị gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2024 trước ngày 30-9 theo quy định tại Nghị định số 64/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp phát biểu tại buổi làm việc với đoàn công tác Cục Địa chất Việt Nam. Ảnh: Lê Nam

Bàn giao dự án điều tra môi trường phóng xạ tại Gia Lai

(GLO)- Sáng 25-9, Cục Địa chất Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) do đồng chí Trần Bình Trọng-Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai trong quản lý nhà nước về lĩnh vực địa chất, khoáng sản.
Nhập nhằng nhãn hiệu gạo ST25

Nhập nhằng nhãn hiệu gạo ST25

(GLO)- Hiện nay, nhiều loại gạo được gắn nhãn gạo ST25 để bán tràn lan trên thị trường với mức giá khác nhau. Sự nhập nhằng này khiến người tiêu dùng gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn.