Vì sao trăng tròn rằm tháng 7 âm lịch được người Mỹ gọi là "Trăng Ngô"?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các bộ tộc châu Mỹ bản địa không ghi lại thời gian bằng cách đặt cho mỗi trăng tròn hàng tháng một biệt danh để theo dõi các mùa và tháng âm lịch.
Ngày mai 2.9 (tức rằm tháng 7 âm lịch) sẽ xuất hiện trăng tròn. Lúc này, mặt trăng nằm đối diện với mặt trời khi nhìn từ trái đất. Mặt hướng về phía Trái Đất của Mặt Trăng sẽ được chiếu sáng tối đa. Pha này diễn ra vào lúc 12h23. Trăng tròn tuần này được biết đến với nhiều cái tên, bao gồm Trăng Lúa mạch, Trăng Ngô và Trăng Thu hoạch. 

Mặt trăng sẽ đạt cực điểm vào ngày 2 tháng 9. Ảnh: GETTY.
Mặt trăng sẽ đạt cực điểm vào ngày 2 tháng 9. Ảnh: GETTY.
Trăng tròn xảy ra gần  điểm thu hoạch nhất (khoảng ngày 22 hoặc 23 tháng 9) sẽ có tên là "Trăng Thu hoạch". Tuy nhiên, trăng tròn của tháng 9 năm nay lại đến sớm, xảy ra ngay vào đầu tháng nên trăng tròn của đầu tháng 10 mới được gọi là Trăng Thu hoạch.
Tháng 10 năm 2020 sẽ có đến hai lần trăng tròn. Lần một vào ngày 1 tháng 10 (Mặt trăng Thu hoạch) và lần hai vào ngày 31 tháng 10 (Mặt trăng Thợ săn).
Trong lịch sử, một số người Mỹ bản địa đã đặt tên cho trăng tròn mỗi tháng liên quan đến một sự kiện tự nhiên hoặc dấu hiệu của mùa. Điều này hỗ trợ họ theo dõi tiến trình của năm. Các dân tộc khác nhau có tên mặt trăng khác nhau, phản ánh khu vực họ sinh sống.
Một trong những tên gọi phổ biến cho trăng tròn tháng 9 là Trăng Ngô vì nó tương ứng với thời gian thu hoạch ngô ở Đông Bắc Hoa Kỳ. Nó còn có tên gọi khác là Trăng Lúa mạch, vì đây là thời điểm thu hoạch lúa mạch chín. 
THẢO ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm